Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Xây dựng lòng tin cho hàng Việt, người Việt
Hà Quang - 11/06/2015 09:04
 
Diễn đàn Quốc hội tuần này đặt ra những câu hỏi lớn cho các vị bộ trưởng, thành viên Chính phủ. Đó là vì sao nhiều chủ trương, chính sách về nông nghiệp - nông thôn, công nghiệp - thương mại… đúng đắn, nhưng khi thực tế triển khai lại bị dư luận xã hội nghi ngờ.

Câu chuyện cuối cùng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu đề cập tại diễn đàn Quốc hội trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 8/6 vừa qua khiến nhiều người phải suy ngẫm. Đó là sau khi 5 nước Liên minh kinh tế Á – Âu vừa ký Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam và các nước này sẵn sàng mở cửa cho các mặt hàng nông sản, dệt may, hải sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường của họ. Tuy nhiên, sau khi ký Hiệp định, họ nói một câu rất “hài hước” là: “Khi nhập khẩu tôm đông lạnh của các bạn, chúng tôi chỉ nhập tôm chứ không muốn nhập nước đá vì chúng tôi thừa nước đá rồi”.

 

Bộ trưởng Vinh giải thích thêm: “Ý họ muốn chúng ta phải làm ăn nghiêm túc, chất lượng cao mới vào được thị trường châu Âu”.

Cũng là câu chuyện lòng tin, đại biểu Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai) lấy một ví dụ khác, đó là chủ trương xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được đề cập từ 25 năm trước (1980) và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 911/1997/QĐ – TTg, để cảng hàng không này nằm trong quy hoạch cảng hàng không. Thế nhưng, đến nay, khi Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư xây dựng Dự án, vẫn có những ý kiến khác nhau.

“Rõ ràng, với những gì đã trải qua, thì khi bất kỳ một dự án nào đưa ra, câu hỏi đầu tiên của người dân là có thất thoát không? Có lãng phí không? Có lợi ích nhóm không? Cách nhìn ấy có yếu tố thực tế, giúp cho chúng ta cảnh giác, chúng ta nghiêm túc để điều chỉnh”, ông Dương Trung Quốc nói.

Với lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Phùng Đức Tiến (tỉnh Hà Nam) đặt câu hỏi: Tại sao các chương trình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, an sinh xã hội triển khai rất chậm và kém hiệu quả?

Đại biểu Nguyễn Tấn Tuân (tỉnh Khánh Hòa) trăn trở, nhiều năm qua, những vấn đề như: sản xuất nông nghiệp bấp bênh, kinh tế phát triển chưa bền vững, năng suất lao động thấp... Tất cả những vấn đề đó, cử tri  mong muốn được công khai, minh bạch.

Đại biểu Huỳnh Văn Tính (tỉnh Tiền Giang) đề nghị Quốc hội cần ra nghị quyết về nông nghiệp, tập trung nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách nông nghiệp trong cả nước, để đến cuối năm 2015 tạo sự chuyển biến căn bản nông nghiệp Việt Nam.

Ngày mai (11/6), các Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu đăng đàn trả lời các vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng mà đại biểu Quốc hội và cử tri đặc biệt quan tâm.

Kinh tế ngóng giải pháp căn cơ
Vì sao hàng nông sản làm ra không có thị trường, cổ phần doanh nghiệp nhà nước gặp khó, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đóng cửa hàng loạt… là...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư