-
THACO AUTO đứng số 1 toàn cầu về chỉ số hài lòng của khách hàng mua xe KIA -
Ngành ô tô háo hức đón giai đoạn mới -
Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ô tô trong quá trình chuyển đổi xanh - trăn trở về chính sách -
Ưu đãi 100% thuế trước bạ: Đừng bỏ lỡ cơ hội sở hữu xe Toyota đón Tết -
Ford Việt Nam bứt tốc, lập những kỷ lục mới -
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam tính đến hết nửa đầu tháng 5/2019 đạt 58.295 xe, trị giá 1,289 tỷ USD, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái về lượng. Trong đó, ô tô con loại 9 chỗ trở xuống vẫn là mặt hàng nhập khẩu chủ đạo, 42.574 xe trị giá hơn 830 triệu USD. Còn lại là ô tô tải và ô tô trên 9 chỗ.
Như vậy, mỗi xe con (dưới 9 chỗ) nhập khẩu vào Việt Nam từ 1/1-15/5 có giá trung bình khoảng 19.500 USD, tương đương 456 triệu đồng. Cùng kỳ năm ngoái, con số trung bình khoảng 21.900 USD, khoảng 512 triệu.
Toyota Wigo, một trong nhiều mẫu xe nhập khẩu lăn bánh trên một tuyến đường ở Hòa Bình. Ảnh: Ngọc Tuấn |
Cũng trong thống kê này, linh, phụ kiện ô tô nhập khẩu về Việt Nam tính đến 15/5/2019 giá trị khoảng 1,463 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái (khoảng 1,075 tỷ USD), trị giá mặt hàng này không có sự tăng trưởng cao. Điều này trái ngược với ô tô nhập khẩu.
Trong nửa đầu 2018 (tính đến 15/5), ô tô nhập khẩu chịu ảnh hưởng lớn bởi Nghị định 116 khiến lượng xe về nhỏ giọt, 7.778 xe. Nguồn cung khai thông trở lại trong 2019 khi các thủ tục thông quan, yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại VTA được các hãng đáp ứng. Lượng xe nhập khẩu trong nửa đầu 2019 vì thế tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược với tình cảnh của xe nhập khẩu, hoạt động lắp ráp trong nước có nhiều lợi thế hơn trong nửa đầu 2018. Giá trị linh, phụ kiện nhập khẩu về Việt Nam vì thế không có biến động lớn giữa hai thời điểm đầu 2018 và 2019.
Lắp ráp trong nước đang nằm trong kế hoạch ưu tiên của không ít liên doanh ô tô tại Việt Nam, điều mà ít hãng đề cập đến trước 2018 vì cho rằng thuế nhập khẩu về 0% là đòn bẩy để công ty hướng đến nhập xe về bán thay vì lắp ráp trong nước. Tuy nhiên chính sách, đặc biệt là Nghị định 116, đã thay đổi cục diện.
Đến nay, các hãng một lần nữa phải hoạch định lại kế hoạch kinh doanh khi nhiều chính sách trong nước đang "mở đường" cho xe lắp ráp. Nếu đề xuất miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị tạo ra trong nước được thông qua, lợi thế cho xe lắp ráp là không hề nhỏ.
Toyota, dù chưa có thông tin chính thức, nhưng nhiều khả năng sẽ đưa mẫu SUV cỡ D Fortuner quay lại lắp ráp trong nước vào cuối năm nay, chỉ khoảng hơn hai năm sau ngày nhập xe từ Indonesia về bán. Ngược lại, Camry chuyển sang nhập khẩu Thái Lan vì sức hút dòng sedan cỡ D không còn lớn như trước.
Một hãng xe khác là Mitsubishi, đang đề cập đến khả năng lắp ráp mẫu xe gia đình Xpander nếu đạt KPI tiêu thụ 10.000 xe mỗi năm. Trong khi CR-V xuất hiện tin đồn sẽ được Honda quay lại lắp ráp.
-
Ford F-Series: 43 năm vững vàng ngôi vua doanh số tại Mỹ -
BYD ghi dấu ấn với doanh số kỷ lục trong năm 2024 -
Hyundai Motor và Kia đạt kỷ lục doanh số tại Mỹ năm 2024 -
Doanh số Tesla sụt giảm lần đầu tiên sau gần một thập kỷ -
Honda khuyến mại cho ô tô trong tháng 1/2025 -
Toyota Việt Nam bán được hơn 68.000 xe trong năm 2024 -
Toyota Previa tái xuất với phiên bản xe điện hoàn toàn mới
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party