
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm
-
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh -
Mức án đề nghị của Viện Kiểm sát với 41 bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
Sáng nay, 12/5, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội bắt đầu phiên xét xử sơ thẩm đối với cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (cũ) Nguyễn Linh Ngọc cùng 26 bị cáo liên quan tới vụ án khai thác, tiêu thụ trái phép đất hiếm, xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương (Công ty Thái Dương) và các đơn vị liên quan.
Hội đồng xét xử gồm 3 thành viên, do Thẩm phán Trần Nam Hà được phân công làm Chủ tọa phiên tòa. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 10 ngày.
Đến nay, đây là vụ án khai thác, tiêu thụ trái phép đất hiếm có quy mô lớn nhất được phát hiện, xử lý. Con số thiệt hại tài nguyên khoáng sản của Nhà nước lên tới hơn 736 tỷ đồng.
![]() |
Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc. Ảnh: BCA |
Liên quan tới vụ án này, có 7 bị cáo bị đưa ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt từ 10 đến 20 năm tù.
Trong đó có cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ( Bộ TN&MT - cũ) Nguyễn Linh Ngọc; Nguyễn Văn Thuấn, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản; Hoàng Văn Khoa, cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản; Lê Duy Phương, cựu chuyên viên chính Vụ Khoáng sản; Hồ Đức Hợp và Lê Công Tiến, cùng là cựu Giám đốc và Phó giám đốc Sở TN&MT Yên Bái; Bùi Đoàn Như, cựu Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Yên Bái.
Bị cáo Đoàn Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương bị đưa ra xét xử về 3 tội danh, gồm: “Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, và “Gây ô nhiễm môi trường”.
Bị cáo Nguyễn Văn Chính, Phó tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng Công ty Thái Dương bị đưa ra xét xử về 2 tội “Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng;
Bị cáo Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam bị truy tố về tội “Buôn lậu” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
![]() |
Đoàn Văn Huấn (ảnh trái), Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Dương và Nguyễn Văn Chính, Phó tổng giám đốc. |
Các bị cáo Đỗ Hạnh Hương, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam; Phạm Xuân Hậu, nhân viên xuất nhập khẩu; Nguyễn Thanh Đoàn, Phó giám đốc Công ty cổ phần Thương binh Trường Sơn; Trần Đức, Phó giám đốc Công ty TNHH Dương Liễu Logistics bị đưa ra xét xử về tội “Buôn lậu”;
Các bị cáo Đặng Trần Chí, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại vận tải Hợp Thành Phát; Trương Thị Hiển, kế toán trưởng Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam; Nguyễn Anh Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Anh Sơn Phú Thọ; Đoàn Hải Nam, Trưởng phòng vật tư Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương; Đỗ Khánh Toàn, Phó giám đốc Công ty TNHH Atexim…bị đưa ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị can Liu Yu (Lưu Vũ, quốc tịch Trung Quốc), Giám đốc Công ty TNHH HUYHUANG bị đưa ra xét xử về tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Một số bị cáo khác trong vụ án bị đưa ra xét xử về các tội buôn lậu; gây ô nhiễm môi trường; vi phạm quy định kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, sau khi nhận được hồ sơ xin cấp phép khai thác đất hiếm tại mỏ Yên Phú (tỉnh Yên Bái), với vai trò là Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông Nguyễn Linh Ngọc biết rõ hồ sơ chưa đủ điều kiện, song vẫn chỉ đạo cấp dưới thực hiện quy trình thẩm định, cấp giấy phép cho Công ty Thái Dương.
Từ năm 2019 đến 2023, Đoàn Văn Huấn và các bị cáo khác tại Công ty Thái Dương tổ chức khai thác quặng đất hiếm, quặng sắt sai quy định với tổng giá trị hơn 864 tỷ đồng.
Sau khi đưa về nhà máy tuyển luyện để sơ chế ra đất hiếm có hàm lượng từ 18-20%, thay vì tinh chế lên 99,9% theo quy định, Huấn và đồng phạm đã tiêu thụ trái phép, thu lợi bất chính hơn 736 tỷ đồng.
Không những thế, Đoàn Văn Huấn còn bị cáo buộc chỉ đạo lập 2 hệ thống sổ sách kế toán, gây thiệt hại hơn 9,6 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước; đồng thời xả thải trái phép hàng trăm ngàn tấn chất thải quặng đuôi, bùn thải thạch cao ngay tại khu vực gần nhà máy tại xã Yên Phú, gây ô nhiễm môi trường.

-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm
-
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh -
Mức án đề nghị của Viện Kiểm sát với 41 bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn -
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị đề nghị phạt từ 14-15 năm tù -
Ninh Thuận chấm dứt hoạt động Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể -
UBND Bình Phước nói gì về bức xúc của Tập đoàn Sơn Hải liên quan gói thầu đường cao tốc 880 tỷ đồng -
Hơn 1.600 tấn chất thải công nghiệp độc hại bị chôn lấp trái phép tại Hà Nội -
Sở An toàn thực phẩm TP.HCM gặp khó khi điều tra các vụ ngộ độc thực phẩm
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh