
-
Hải quan Khu vực XVII khen thưởng 12 doanh nghiệp tiêu biểu năm 2024
-
Giải pháp logistics cho doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu
-
Cơ chế đã “mở” hết cỡ, doanh nghiệp nhà nước phải góp phần vào tăng trưởng GDP 8%
-
Phân định thẩm quyền quản lý thuế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
-
Hải quan nâng cao kỹ năng phân biệt hàng thật, giả cho cán bộ thực thi -
Xây dựng thần tốc, Biwase đưa Nhà máy nước Cần Thơ 3 vào vận hành
![]() |
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU có thể sẽ áp dụng với các mặt hàng nhập khẩu như xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón và điện. |
Liên minh châu Âu (EU) đang đề xuất áp thuế phát thải carbon lên hàng hóa của những nước bên ngoài EU không áp dụng các biện pháp quyết liệt như EU để cắt giảm khí thải nhà kính.
Chính sách mới nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp của châu Âu trước sự cạnh tranh của các đối thủ nước ngoài có thể sản xuất với mức chi phí thấp hơn nhờ không bị đánh thuế carbon.
Trước đó, ngày 11/3/2021, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu thông qua Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó sẽ đánh thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không có cơ chế định giá carbon.
Theo đề xuất, các nhà nhập khẩu sẽ phải báo cáo lượng khí thải có trong hàng hóa nhập khẩu của họ mà không phải trả một khoản điều chỉnh phí nào trong giai đoạn chuyển tiếp từ năm 2023 đến hết năm 2025. Điều này sẽ tạo điều kiện và thời gian cho hệ thống cuối cùng được áp dụng vào năm 2026.
Bộ Công Thương cho biết, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU có thể sẽ áp dụng với các mặt hàng nhập khẩu như xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón và điện, bởi đây là những ngành, lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon và có lượng khí khải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.
CBAM sẽ áp dụng đối với việc phát trải trực tiếp khí CO2 ra môi trường trong quá trình sản xuất các sản phẩm trên. Vào cuối giai đoạn chuyển đổi của cơ chế, tức năm 2025, Ủy ban Châu Âu sẽ đánh giá hoạt động của CBAM và có thể mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều sản phẩm và dịch vụ khác, bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp” (ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa)
Theo Hội đồng Thương mại Thụy Điển, một số quốc gia nhất định có thể bị ảnh hưởng bởi cơ chế này. Bởi thông qua số liệu nhập khẩu của EU và của Thụy Điển, việc nhập khẩu các sản phẩm có khả năng chịu sự điều chỉnh của cơ chế đang diễn ra mạnh mẽ và tập trung ở một vài quốc gia.
Dù không nằm trong danh sách “top” 5 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất các mặt hàng trong một số lĩnh vực bị xem xét của EU, Việt Nam lại nằm trong “top” 5 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất các sản phẩm trong ngành công nghiệp sản xuất vào Thụy Điển.
Bên cạnh CBAM của EU, Thụy Điển là quốc gia đi đầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có thể sẽ đưa ra các quy định và mức thuế riêng lên một số sản phẩm nhất định để bảo vệ môi trường.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển đánh giá, để có ứng phó tốt với quy định mới này của EU trong tương lai, các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành có nguy cơ cao như thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, giấy, thủy tinh, phân bón, năng lượng… xuất khẩu sang thị trường EU nói chung và Thụy Điển nói riêng nên có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) từng bảy tỏ quan ngại về việc xuất khẩu xi măng sang các thị trường Mỹ, EU... sẽ trở nên khó khăn hơn do bị áp thuế phát thải carbon. Nhiều nhà máy sản xuất xi măng trong nước hiện vẫn chưa lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải, từ đó tận dụng nhiệt dư dù Quy hoạch phát triển ngành giai đoạn trước đó đều có quy định về lộ trình triển khai lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải.
Chiến lược Phát triển vật liệu xây dựng được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2020 đã đặt mục tiêu đến hết năm 2025 là, ngành xi măng đặt mục tiêu 100% dây chuyền sản xuất công suất 2.500 tấn clinker/ngày trở lên phải đầu tư ngay hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện.
-
Hải quan nâng cao kỹ năng phân biệt hàng thật, giả cho cán bộ thực thi -
Xây dựng thần tốc, Biwase đưa Nhà máy nước Cần Thơ 3 vào vận hành -
Công bố 468 dịch vụ công trực tuyến toàn trình do Bộ Tài chính cung cấp -
Gamuda - Dấu ấn toàn cầu trong lĩnh vực hạ tầng và hệ thống MRT -
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc Top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/6/2025 -
Viglacera lập công ty tại Hưng Yên, chuyên đầu tư kinh doanh khu công nghiệp
-
Vietbank tạo sức hút tại Ngày hội Việc làm và Đào tạo VCTF Vietnam 2025
-
Vĩnh Phúc tăng tốc hội nhập quốc tế: Xúc tiến đầu tư chiến lược tại châu Âu
-
Ngày hội việc làm và đào tạo Việt Nam 2025: Kết nối tương lai nghề nghiệp
-
Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh
-
Thương hiệu sữa tỷ đô dẫn đầu danh sách “Được chọn mua nhiều nhất” với 13 năm liên tục
-
Tháo gỡ nút thắt tài chính cho doanh nghiệp thuê, mua bất động sản khu công nghiệp