
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Khách hàng trải nghiệm sản phẩm tại showroom của Xiaomi tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Xiaomi trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là hạt kê. Ảnh: Bloomberg. |
Nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc Xiaomi bán tất cả mọi sản phẩm công nghệ cao, từ smartphone, thiết bị theo dõi sức khoẻ đeo tay, camera, TV cho đến máy lọc không khí với mức giá siêu rẻ. Người dùng có thể mua một chiếc vòng đeo tay theo dõi sức khoẻ của họ với giá 15 USD, một smartphone 5 inch giá trên dưới 100 USD.
Điểm mấu chốt trong chiến lược của Xiaomi là phủ kín thị trường với các thiết bị giá rẻ. Sau đó, với lượng khách hàng lớn, họ gom các nhóm sản phẩm của mình thành một hệ sinh thái - giống như cách Apple hay Google đang làm với iOS và Android. Trên hệ sinh thái đó, Xiaomi có thể bán phần mềm và các ứng dụng khác cho số đông người dùng.
Tuy nhiên, chiến lược này gặp rào cản lớn khi doanh số ước tính trong năm 2015 của Xiaomi không đạt kỳ vọng.
Theo hãng nghiên cứu Edison Investment Research, Xiaomi có thể chỉ bán 72 triệu thiết bị trong năm 2015, thấp hơn nhiều so với con số kỳ vọng 80 – 100 triệu. Nếu dự đoán này chính xác, tăng trưởng của Xiaomi sẽ ở mức 10% trong năm 2015. Trước đó một năm, công ty này tăng trưởng 211%.
“Nó sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị của công ty và khả năng gây vốn”, nhà phân tích Richard Windsor cho hay.
Xiaomi cần nhiều tiền để phát triển các dịch vụ mới cho thiết bị của họ, từ đó khiến người dùng sử dụng sản phẩm nhiều hơn. Họ không thể cạnh tranh với những “túi tiền không đáy” của những Apple hay Google về khả năng đầu tư mạnh mẽ vào các nền tảng di động.
![]() |
Giá trị hiện tại của Xiaomi vào khoảng 46 tỷ USD, theo CB Insights – tương đương với giá trị của Sony. Với giá trị khoảng 51 tỷ USD, chỉ có Uber là startup lớn hơn Xiaomi.
Tuy nhiên, các nhà phân tích của Edison Investment Research hoàn toàn không đồng ý với màn định giá này. Theo họ, Xiaomi chỉ có giá trị khoảng 5,9 tỷ USD – chưa đến 15% con số phần đông thị trường thừa nhận.
Tại sao có sự thổi phồng này? Bởi vì Xiaomi luôn được gọi với cái tên “Apple của Trung Quốc” và sự so sánh này là sai, theo Windsor.
Xiaomi được thành lập gần 5 năm trước. Năm 2013, công ty này bắt đầu chiến dịch hướng ra thị trường nước ngoài bằng việc thuê Hugo Barra từ Google về làm việc. Barra từng là trưởng nhóm sản phẩm Android và hiện là Phó chủ tịch phụ trách điều hành toàn cầu của Xiaomi.
Startup lớn thứ 2 thế giới khởi đầu năm 2015 bằng một kỷ lục Guinness cho số lượng smartphone bán ra nhiều nhất trong vòng 24 tiếng với 2,12 triệu chiếc smartphone bán trong khuôn khổ sự kiện Mi Fan Fest diễn ra trong tháng 4/2015.

-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort