
-
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
-
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng
-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
Cách đây 10 năm, chẳng ai nghĩ đến chuyện có ngày phần lớn người dân ở các đô thị lớn sẽ sử dụng các loại thẻ thanh toán của ngân hàng hoặc các ứng dụng trên di động để thanh toán mọi giao dịch thường ngày, từ ăn uống, mua sắm, đi lại, cho đến chi trả phí y tế, học phí… Phải nói rằng, việc đẩy mạnh thanh toán bằng thẻ, cả thẻ tín dụng lẫn thẻ thanh toán nội địa là cuộc cách mạng thực sự trong việc thúc đẩy tiêu dùng tại Việt Nam.
![]() |
Các ngân hàng không hề chậm chân trong cuộc đua khuyến mãi, giảm giá để thúc đẩy tiêu dùng không dùng tiền mặt. |
Quan sát một cửa hàng bán hàng thời trang nhỏ, có thể thấy được xu hướng trên. Chủ cửa hàng thời trang này khởi nghiệp bán quần áo qua facebook chỉ với 20 triệu đồng. Khi có nhiều khách hàng và nhiều người có nhu cầu đến xem hàng, cô chủ đã mở một cửa hàng nhỏ. Cửa hàng nằm trong một con hẻm nhỏ ở quận Phú Nhuận (TP.HCM), nhưng khách hàng đến ngày một đông và nhiều người có nhu cầu thanh toán bằng thẻ, vậy là cửa hàng cung cấp thêm một lựa chọn thanh toán nữa cho khách.
Đến nay, những khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán tại cửa hàng này đều mua ít nhất 1 triệu đồng mỗi lần. Giao dịch của các khách hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán hàng mỗi ngày của cửa hàng. Rõ ràng, sự sẵn sàng và tiện lợi của phương thức thanh toán bằng thẻ đã phần nào thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng đối với cửa hàng.
![]() |
Các nhà bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đã chủ động bắt tay với ngân hàng để thúc đẩy nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. |
Nếu không có thẻ mà trong tay chỉ có khoảng 300.000 đồng tiền mặt, người mua hàng sẽ không có hứng thú với việc lựa chọn nhiều món hàng. Tuy nhiên, nếu biết mình có khả năng mua đến vài triệu thì sự hứng khởi trong lựa chọn sẽ gia tăng và khả năng cao là người mua hàng sẽ chọn nhiều hơn 1 món hàng.
Từ khi có phương thức thanh toán thẻ, các nhà bán lẻ hàng hóa, dịch vụ cũng đã chủ động bắt tay với ngân hàng để thúc đẩy nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Các chương trình hợp tác được tung ra ngày càng nhiều, có chương trình còn nêu thẳng tên là “Cà thẻ rẻ hơn”.
Nhà hàng, quán ăn cũng đã nhảy vào tham gia xu hướng này. Nhiều nhà hàng, quán ăn giảm giá đến 30% khi khách hàng thanh toán bằng thẻ của một ngân hàng cụ thể. Chưa dừng ở đó, dịch vụ giáo dục, y tế, khách sạn, hàng không… cũng đã tham gia cuộc chơi.

-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025 -
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao? -
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort