-
Xi Măng Fico-YTL nêu đề xuất hướng đến chuyển đổi xanh cho ngành xi măng Việt Nam -
Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh -
Nhựa Bình Minh - dấu ấn chất lượng cho hành trình bền vững
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến yếu tố bền vững
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang nổi lên như là một nhân tố năng động trong nền kinh tế toàn cầu, với chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước.
Xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến, bình luận đã được đưa ra tại Hội thảo thường niên về Phát triển bền vững với chủ đề "Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/11/2024.
Đến từ Công ty TNHH NielsenIQ Việt Nam (NIQ), bà Lê Minh Trang - Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu bán lẻ đã đưa ra những con số đáng chú ý về thói quen và xu hướng tiêu dùng xanh hiện nay ở Việt Nam.
bà Lê Minh Trang - Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu bán lẻ Công ty TNHH NielsenIQ Việt Nam (NIQ) tại hội thảo |
Theo nghiên cứu Consumer Outlook and Expectation 2024 tại Việt Nam từ NIQ, 16% người tiêu dùng Việt đã coi tương lai bền vững là một trong những yếu tố quan trọng trong lối sống và các quyết định tiêu dùng của họ trong các ưu tiên dài hạn.
Đặc biệt, 24% người tiêu dùng hiện đang chú trọng đến lối sống bền vững trong những kế hoạch ngắn hạn, cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của xu hướng sống thân thiện với môi trường.
Ngoài ra, trong số các ưu tiên cá nhân ngắn hạn, 82% người tiêu dùng Việt đang tập trung vào việc cải thiện sức khỏe thể chất và hạnh phúc, điều này đồng nghĩa với việc họ không chỉ quan tâm đến việc chăm sóc bản thân mà còn lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho sức khỏe và môi trường.
Xu hướng này đang ngày càng phát triển và dần trở thành một phần không thể thiếu trong tư duy của người tiêu dùng hiện đại, khi mà sự kết nối giữa sức khỏe cá nhân và tính bền vững của môi trường sống ngày càng rõ ràng hơn.
Đại diện NielsenIQ Việt Nam cho biết, mối lo ngại về biến đổi khí hậu và tác động của môi trường đã tăng lên đáng kể, hiện nay nằm trong top 5 mối quan tâm hàng đầu với 14% người tiêu dùng cho rằng đây là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết. So với các số liệu trước đây, mối quan tâm này đã tăng dần, cho thấy sự nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Người tiêu dùng đang bắt đầu chuyển dịch từ quan tâm cá nhân sang những vấn đề mang tính cộng đồng, trong đó tương lai bền vững đóng vai trò chủ chốt. Trong khi trước đây, phần lớn người tiêu dùng chỉ quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cá nhân như sức khỏe, tài chính, thì giờ đây, họ đang bắt đầu nhìn nhận tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài như môi trường sống, sự phát triển bền vững, và trách nhiệm xã hội.
Thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các ngành chịu tác động lớn nhất từ xu hướng tiêu dùng xanh và quan tâm đến lối sống bền vững tại Việt Nam tiêu biểu có thể kể đến thực phẩm và đồ uống, chăm sóc cá nhân, sản phẩm tiêu dùng nhanh (FMCG), điện tử tiêu dùng. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sản phẩm hữu cơ, bao bì thân thiện với môi trường, và thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Nhiều thương hiệu lớn đã bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình theo hướng bền vững, từ việc sử dụng bao bì tái chế, đến cam kết giảm thiểu khí thải carbon và bảo vệ nguồn nước.
Tuy nhiên, đại diện NielsenIQ Việt Nam cũng lưu ý, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều thách thức trong quá trình chuyển đổi kép hướng đến tương lai bền vững.
Một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt là thiếu công nghệ có thể mở rộng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ cần thiết để triển khai các giải pháp bền vững, dẫn đến việc không thể tận dụng lợi ích từ các đổi mới công nghệ. Thêm vào đó, chi phí sản xuất tăng cao là một rào cản đáng kể; việc áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững thường yêu cầu đầu tư ban đầu lớn, làm tăng chi phí hoạt động. doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải đối mặt với phức tạp trong việc nhận diện vấn đề quan trọng; do thiếu nguồn lực và chuyên môn, nhiều doanh nghiệp không thể xác định chính xác đâu là yếu tố cần tập trung để tối ưu hóa hiệu suất bền vững.
Các doanh nghiệp cần có khả năng quản lý chuỗi cung ứng một cách bền vững, tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự minh bạch mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể đáp ứng. Thiếu hụt tiêu chuẩn và sự thống nhất cũng làm giảm động lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thực hiện các thay đổi cần thiết. Cuối cùng, chi phí do sai lầm, chẳng hạn như nguy cơ bị chỉ trích vì các chiến lược bền vững thiếu chính xác hoặc mang tính chất "greenwashing," có thể gây thiệt hại lớn về uy tín và tài chính.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đứng trước nhiều cơ hội trong quá trình chuyển đổi sang mô hình bền vững. Việc áp dụng chiến lược sản xuất xanh đã mang lại cho các doanh nghiệp những lợi ích kinh doanh đáng kể khi doanh nghiệp không chỉ ghi nhận sự gia tăng lòng trung thành từ khách hàng, mà còn được ủng hộ mạnh mẽ nhờ đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng, NielsenIQ Việt Nam cho biết.
-
Nâng cao quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi để thích ứng với tình hình mới -
Lượng khí thải carbon toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024 -
Phát triển tài chính xanh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế -
Hành trình tiến đến Net Zero của Heineken Việt Nam -
Yên Bái sẵn sàng đón đầu tín chỉ carbon rừng -
Xoay vốn cho chuyển đổi kép -
GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"