-
Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh -
Thừa Thiên Huế phê duyệt chủ trương xây mới cầu treo Bình Thành -
Đà Nẵng thông tin về lộ trình thu hút đầu tư vào khu thương mại tự do -
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản -
Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam -
Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành
Dự án Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được đưa vào khai thác từ năm 2015. Ảnh: Anh Minh |
Tháo gỡ cho chủ đầu tư
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 4567/BHĐT - PTHTĐT gửi Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều tại các quyết định của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư Dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng).
Trước đó, Thông báo số 173/TB - VPCP ngày 9/5/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ Tài chính, Giao thông - Vận tải (GTVT), Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp và Ngân hàng Phát triển Việt Nam Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư Dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để chấm dứt việc giao VIDIFI thực hiện triển khai làm chủ đầu tư các dự án khu công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội (trừ Dự án Khu đô thị Gia Lâm) để bàn giao cho các địa phương theo đúng quy định pháp luật.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng, ngày 17/5/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 3688/BKHĐT - PTHTĐT đề nghị các bộ, cơ quan liên quan có ý kiến về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Sau đúng 1 tháng xin ý kiến, ngày 15/6/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đã nhận được ý kiến của Bộ Xây dựng, Bộ GTVT, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trên cơ sở tổng hợp, giải trình và tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và đơn vị liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy cần xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ ít nhất 3 nội dung để có thể xử lý căn cơ các dự án khu công nghiệp, khu đô thị của VIDIFI.
Trong đó, nội dung cần điều chỉnh đầu tiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tên và phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Quyết định.
Dự án Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng do VIDIFI đầu tư theo hình thức BOT, có tổng mức đầu tư 45.487 tỷ đồng. Tuyến đường có tổng chiều dài 105,5 km, xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h, chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 - 35 m.
Ngoài ra, dự án có hơn 164 km đường gom hai bên để kết nối các đường dân sinh địa phương. Dọc tuyến đường cao tốc có 9 nút giao liên thông khác mức, 1 nút giao bằng tại Đình Vũ, 39 vị trí giao cắt trục thông khác mức, 105 cầu chui dân sinh cùng hệ thống đường gom tổng chiều dài 164,8 km.
Tại Công văn số 4567, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc chấm dứt việc giao VIDIFI thực hiện triển khai làm chủ đầu tư các dự án khu công nghiệp, khu đô thị cần phải điều chỉnh, bãi bỏ thêm các điều khoản tương ứng tại 2 quyết định cũng do Thủ tướng ban hành khác, ngoài Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 để đảm bảo tính đồng bộ.
Đầu tiên là khoản 4, Điều 1, Quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 1/7/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007. Điều khoản này quy định: UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Quyết định số 391/QĐ-TTg; thực hiện việc giao đất cho VIDIFI để đầu tư các dự án khu công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ dọc theo tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhằm thu hồi vốn đầu tư dự án đường cao tốc. Chủ đầu tư có nghĩa vụ sử dụng đất theo đúng quy định hiện hành.
Thứ hai là, khoản 3, Điều 2 và khoản 4, Điều 5, Quyết định số 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2015 về việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư và bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ cần thiết đối với Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Điều khoản này cho phép VIDIFI được sử dụng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp của các khu đô thị và khu công nghiệp theo Quyết định số 1621/QĐ-TTg.
Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phạm vi của Dự thảo Quyết định sẽ điều chỉnh, bổ sung, bãi bỏ một số điều của cả 3 quyết định nêu trên. Bộ cũng đề xuất tên của Dự thảo Quyết định là: “Quyết định về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quyết định số 1621/QĐ-TTg; Quyết định số 938/QĐ-TTg; Quyết định số 746/QĐ-TTg về việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư và bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ cần thiết đối với Dự án Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng”.
Liên quan đến Khu đô thị Gia Lâm (TP. Hà Nội), theo tinh thần của Công văn số 4567, tại khoản 3, Điều 2, Quyết định số 746/QĐ-TT, Thủ tướng đã chấp thuận cho VIDIFI được sử dụng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp của Khu đô thị Gia Lâm.
Tuy nhiên, việc sử dụng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp của Khu đô thị Gia Lâm theo chỉ đạo của Thủ tướng tại khoản 3, Điều 2, Quyết định số 746/QĐ-TTg là chưa phù hợp với quy định tại Luật Ngân sách. Theo đó, việc hỗ trợ của Nhà nước đối với Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc nghĩa vụ của ngân sách Trung ương.
Tại Thông báo số 10/TB-VPCP, ngày 25/2/2022 của Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã giao tổng hợp, bố trí 4.723 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương cho Bộ GTVT để bố trí cho Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tại Quyết định số 1161/QĐ-TTg ngày 1/10/2022 về việc bổ sung, giao và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 3), Thủ tướng đã giao 4.723 tỷ đồng hỗ trợ này cho Dự án Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
“Do đó, việc quy định VIDIFI được sử dụng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp của Khu đô thị Gia Lâm tại khoản 3 Điều 2 Quyết định số 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2015 không còn phù hợp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị bãi bỏ quy định tại khoản 3, Điều 2, Quyết định số 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2015”, Công văn số 4567 nêu rõ.
Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan
Được biết, trong giai đoạn từ năm 2007 - 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quyết định về cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư đối với Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Cụ thể, là doanh nghiệp dự án, VIDIFI - được Chính phủ cho phép triển khai đầu tư các khu đô thị, khu công nghiệp và các khu dịch vụ hậu cần dọc cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Theo Quyết định số 1621/QĐ - TTg, bên cạnh nguồn thu phí trên chính tuyến và Quốc lộ 5, VIDIFI được giao đầu tư 5 khu đô thị (Khu đô thị Gia Lâm và Khu đô thị khác - Hà Nội; Tràng Cát và Quang Trung - Hải Phòng; Gia Lộc - Hải Dương) và 7 khu công nghiệp (Hưng Đạo, Cầu Cựu - Hải Phòng; Tân Dân, Thổ Hoàng, Lý Thường Kiệt - Hưng Yên; Hoàng Diệu, Hưng Đạo - Hải Dương). Trong quá trình triển khai, số lượng dự án bị “rơi rụng” chỉ còn 5 khu đô thị và 5 khu công nghiệp.
Để đảm bảo tính khả thi của dự án Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Chính phủ tiếp tục cam kết hỗ trợ tối đa 39% tổng mức đầu tư, trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng (khoảng 4.069 tỷ đồng); đồng thời chuyển khoản vay 200 triệu USD từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc và khoản vay 100 triệu USD từ Ngân hàng Tái thiết Đức được Chính phủ bảo lãnh thành vốn Nhà nước đầu tư trực tiếp vào Dự án. VIDIFI được sử dụng tiền sử dụng đất của Khu đô thị Gia Lâm (khoảng 4.723 tỷ đồng) và các khu đô thị và khu công nghiệp khác (khoảng 500 tỷ đồng).
Sau khi nhận được gói cam kết nói trên, VIDIFI đã triển khai thi công Dự án Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và hoàn thành, đưa vào khai thác từ năm 2015, với giá trị quyết toán khoảng 41.399 tỷ đồng; thời hạn vận hành, khai thác công trình được ấn định trong 30 năm, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2045.
Tuy nhiên, tính đến đầu tháng 8/2022, ngoại trừ Khu đô thị Gia Lâm; các khu đô thị và khu công nghiệp khác đều chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư. Từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều địa phương trong đó có Hải Dương và Hải Phòng liên tục kiến nghị cấp có thẩm quyền thu hồi các dự án nói trên, nhằm tránh lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội do bị “treo, gác” quá lâu.
Đến giữa tháng 4/2022, Bộ Tài chính có Công văn số 3252/BTC-TCNH báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hướng xử lý các dự án của VIDIFI mà Nhà nước hỗ trợ đảm bảo khả năng hoàn vốn cho Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Tại công văn này, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng quyết định thu hồi lại các khu đô thị, khu công nghiệp đã giao cho VIDIFI và chuyển giao lại cho địa phương triển khai.
Ngoài việc thực hiện đầy đủ các thủ tục về đầu tư, quy hoạch theo đúng quy định của Nhà nước và chịu trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện, các địa phương phải cam kết có trách nhiệm yêu cầu các nhà đầu tư phải thanh toán đầy đủ các chi phí VIDIFI đã bỏ ra trong quá trình chuẩn bị các thủ tục đầu tư (theo báo cáo của VIDIFI là khoảng 92 tỷ đồng) và chi phí hỗ trợ cho Dự án (khoảng 500 tỷ đồng thu từ việc triển khai các dự án khu đô thị, khu công nghiệp ngoài Khu đô thị Gia Lâm) để không ảnh hưởng đến phương án tài chính của Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã được Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đối với kiến nghị nói trên của Bộ Tài chính, tại Công văn số 4567, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 33, Luật Đầu tư, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (trong đó có dự án khu đô thị, khu công nghiệp) do nhà đầu tư đề xuất có văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận.
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy, việc tận dụng tối đa hồ sơ, tài liệu đã thực hiện cũng như thanh toán các chi phí hợp lý do VIDIFI đã bỏ ra để chuẩn bị đầu tư các dự án khu công nghiệp, khu đô thị sẽ tránh lãng phí các nghiên cứu mà nhà đầu tư VIDIFI đã thực hiện, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị bổ sung vào Dự thảo Quyết định của Thủ tướng nội dung: “Giao UBND các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội chủ trì, phối hợp với VIDIFI và các cơ quan, tổ chức liên quan xem xét, tận dụng tối đa kết quả nghiên cứu, hồ sơ tài liệu do VIDIFI đã thực hiện và thanh toán các chi phí cho VIDIFI trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan”.
Đối với việc bù đắp nguồn dự kiến thu được từ tiền sử dụng đất, cho thuê đất của các khu đô thị, khu công nghiệp này theo Phương án tài chính đã được Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ (khoảng 500 tỷ đồng), đại diện VIDIFI cho biết, “đây không phải là vấn đề lớn”.
“Do Hợp đồng BOT số 7976/2008/HĐ.BOT - HN - HP là hợp đồng mở, nên việc bù đắp khoản hỗ trợ 500 tỷ đồng được đề cập tại Quyết định số 1621 có thể thực hiện bằng việc kéo dài thời gian thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Với lưu lượng xe trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng như hiện nay, thời gian thu phí bù đắp cho khoản thiếu hụt trên là khoảng vài tháng”, ông Trần Anh Tú, Tổng giám đốc VIDIFI tính toán.
-
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản -
Phát triển đường thuỷ nội địa - giải pháp kéo giảm bền vững chi phí logistics Việt Nam -
Thúc tiến độ hạng mục kết nối với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu quản chặt chất lượng Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang -
Tập đoàn Ramid Hotels & Resorts tìm cơ hội đầu tư dự án tại 2 tỉnh miền Trung -
Thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng -
“Nút thắt” tại dự án đầu tư công ở Quảng Bình
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up