
-
Năng lượng, dầu khí có đóng góp quan trọng trong hợp tác Việt - Nga
-
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục
-
Triển khai những dự án biểu tượng cho quan hệ Việt Nam - Nga trong kỷ nguyên mới
-
Chính phủ thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025
-
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga -
Đề nghị phạt nặng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật
Xuất siêu gần 3,4 tỷ USD
Bộ Công Thương cho biết, trong tháng 4, xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 13,19 tỷ USD (bao gồm cả dầu thô), giảm 14,4% so với tháng 3/2018.
Mặc dù vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu hàng hóa của khối này vẫn tăng mạnh 19,4% so với cùng kỳ năm 2017, ước đạt 53,5 tỷ USD.
![]() |
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN) |
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước trong tháng 4 ước đạt 5 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu của khối này tăng tới 17,9% ước đạt 20,28 tỷ USD.
Trong tháng 4/2018, nhìn chung xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực đều giảm so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện giảm 24,1%, điện tử, máy vi tính và linh kiện giảm 11,1%, hàng dệt may giảm 5,1%, giày dép giảm 7,8%, cà phê giảm 21,6%, thủy sản giảm 7,4%, dầu thô giảm 11,3%...
Theo ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sau 4 tháng, khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước duy trì tốc độ tăng trưởng với mức tăng gần tương đương với khối doanh nghiệp FDI là một trong những điểm sáng được duy trì liên tục từ đầu năm đến nay.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4 đạt 17,5 tỷ USD, tăng 10,1%.
Đáng chú ý, trong tháng 4/2018, có tới 48/53 mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch giảm so với tháng 3/2018. Trong đó, điện tử, máy tính và linh kiện giảm 18,9%, ngoài ra, nhập khẩ máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 4,4%, bông giảm 15,4%, sợi dệt giảm 10,7%…
Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 70,37 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, trong tháng 4/2018, cả nước tiếp tục xuất siêu 700 triệu USD, nâng mức xuất siêu sau 4 tháng đạt 3,39 tỷ USD, mức tương đối cao trong vài năm gần đây.
Ứng phó hiệu quả với rào cản thương mại
Có thể thấy, xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2018 tiếp tục có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2017, là cơ sở để ngành công thương tăng trưởng vượt chỉ tiêu mà Quốc hội giao ở mức 10% trong năm nay.
Điểm nổi bật là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường lớn như Mỹ, EU… cũng có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong những tháng đầu năm 2017. Điều này cho thấy sản phẩm hàng hóa của Việt Nam đang có sự thay đổi tích cực theo hướng có chất lượng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu từ các thị trường khó tính có đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa.
Bên cạnh đó, công tác phát triển thị trường xuất khẩu thời gian qua đạt được những kết quả tích cực. Hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới.
Ông Trần Quốc Toản cho hay, theo thông tin Bộ Công Thương nhận được từ các đơn vị chức năng ở khu vực cửa khẩu, năm nay, không có tình trạng ùn ứ dưa hấu khi xuất khẩu sang Trung Quốc, giá cả mặt hàng này tương đối ổn định.
Mặc dù vậy, nhiều rào cản về thương mại tại các nước nhập khẩu đang tạo ra áp lực lớn hơn cho hàng hóa của Việt Nam và để xuất khẩu thành công, Bộ Công Thương cho biết, cơ quan này tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan tăng cường cơ chế cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp để chủ động phòng tránh các vụ kiện phòng vệ thương mại, đồng thời tiếp tục cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu.
Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cho rằng, Nhà nước cần hỗ trợ mạnh hơn cho các doanh nghiệp bằng cách giảm lãi suất vay ngân hàng cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp...
Bên cạnh đó, những chính sách của Nhà nước cần tạo ra được sự liên kết tốt hơn giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp 100% vốn trong nước, để từ đó các doanh nghiệp nội có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI không chỉ tại thị trường trong nước mà cả ở thị trường quốc tế.

-
Công bố sản phẩm hợp quy: Không thể bỏ, nhưng sẽ co hẹp để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp -
Việt Nam coi trọng củng cố, mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Nga -
Đề nghị phạt nặng người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật -
Đề xuất loạt giải pháp ngăn KOL, KOC quảng cáo “láo”, quảng cáo trá hình để né thuế -
Nghị quyết 68 là bước đột phá lần thứ 3 trong phát triển kinh tế tư nhân -
Cần có quy định cụ thể về cấp sổ đỏ lần đầu tại cấp xã -
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”