-
Ban hành mức tối đa giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản -
Khách hàng chịu chi mùa lễ hội, doanh thu của nhiều trung tâm thương mại tăng mạnh -
Xi măng đồng loạt tăng giá từ đầu năm 2025 -
Hà Nội tổ chức 150 chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư trong năm 2024 -
Doanh nghiệp liên kết quảng bá thương hiệu OCOP
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, năm nay, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 403,7 tỷ USD, tăng 13,8% và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 379,6 tỷ USD, tăng 16,3%.
Hầu hết các thị trường xuất khẩu tăng trưởng tốt với kết quả xuất khẩu sang ASEAN và các nền kinh tế như EU, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Hoa Kỳ đều tăng so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang các thị trường đã ký kết FTA đều đạt tăng trưởng cao.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước đạt 403,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ. |
Ngoài ra, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp. Cả năm nay, xuất siêu đạt 24,1 tỷ USD, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Bước sang năm 2025, Cục Xuất nhập khẩu đề ra chỉ tiêu phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10-12% so với năm 2024 và cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khi vẫn tập trung đa phần vào một số thị trường lớn, các thị trường này có khả năng thay đổi chính sách hoặc ảnh hưởng biến động kinh tế, đòi hỏi phải có chiến lược đa dạng hóa thị trường hiệu quả hơn để duy trì kim ngạch cao.
Đặc biệt, Cục Xuất nhập khẩu cũng nhận định biến động chính sách thương mại của các nước lớn khi Hoa Kỳ bước vào nhiệm kỳ Tổng thống mới là yếu tố tác động mạnh và khó đoán định.
“Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA để đa dạng hóa thị trường và sản phẩm. Đồng thời, việc đầu tư vào công nghệ và hạ tầng logistics là điều kiện tiên quyết để nâng cao sức cạnh tranh”, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu chia sẻ.
Để đạt được mục tiêu trên, doanh nghiệp cần nhanh chóng ứng dụng đổi mới công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khuyến khích triển khai các kênh thương mại điện tử theo cả mô hình doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) cũng như doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C).
Song song đó là tăng cường cơ chế kiểm soát rủi ro để chất lượng kiểm tra, giám sát hàng hóa tốt hơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý xuất nhập khẩu. Đồng thời tăng cường hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp, địa phương mở rộng hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như hợp tác chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng qua biên giới.
-
Xuất nhập khẩu với khu vực châu Á - châu Phi đạt 520 tỷ USD năm 2024 -
Hà Nội tổ chức 150 chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư trong năm 2024 -
Doanh nghiệp liên kết quảng bá thương hiệu OCOP -
Ngành đường sắt chạy thêm nhiều tàu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 -
Xuất khẩu đặt mục tiêu tăng trưởng 10-12% năm 2025 -
Hơn 1.000 mặt hàng góp mặt tại Tuần hàng Việt “Made in Vietnam 2024” -
Doanh nghiệp ráo riết kích cầu tiêu dùng cuối năm
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 31/12 -
2 Công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương -
3 Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025 -
4 [Emagazine] 10 chuyển động đầu tư - kinh doanh ấn tượng năm 2024 -
5 Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo có thể theo phương thức PPP
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM
- VitaDairy được vinh danh Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- MarsConnect: Bước đột phá trong quản lý tài chính cá nhân nhờ AI
- Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024