
-
Hàng trăm doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội tại Vietnam Expo 2025
-
Central Retail Việt Nam tổ chức kết nối cung cầu cho 37 doanh nghiệp TP. Huế
-
Singapore mở cửa thị trường với sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam
-
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025
-
Doanh nghiệp F&B và bài toán tránh tăng giá gây sốc cho khách hàng -
Nguồn cung cà phê toàn cầu giảm, xuất khẩu cà phê Việt hưởng lợi
![]() |
Ngành gỗ đang cố gắng kiểm soát gỗ bất hợp pháp để giữ vững các thị trường xuất khẩu lớn Ảnh: Đức Thanh |
Giữ chặt thị trường Mỹ
Đại diện Cơ quan Thương mại Mỹ (USTR), bà Katherine Tai vừa công bố thỏa thuận về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp nhằm giải quyết các mối quan ngại của Mỹ trong cuộc điều tra theo Mục 301 về gỗ Việt Nam.
Cụ thể, USTR đã chính thức đưa ra quyết định cuối cùng về kết quả điều tra ngành gỗ của Việt Nam theo Mục 301. “Dựa trên hiệp định được ký kết giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Việt Nam về khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp, USTR xác định không có thêm bất cứ hoạt động nào được thực hiện tại thời điểm này có liên quan tới cuộc điều tra, bởi tất cả các vấn đề nằm trong cuộc điều tra này đã được giải quyết thỏa đáng”.
Thỏa thuận Mỹ và Việt Nam đạt được về kiểm soát gỗ bất hợp pháp là cơ sở để khép lại vụ điều tra theo hướng thuận lợi cho gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trong thời gian tới.
Theo đánh giá của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), thỏa thuận đã giải tỏa phần lớn những lo ngại của đông đảo doanh nghiệp gỗ trong nước về khả năng đồ gỗ xuất khẩu vào Mỹ bị áp thuế theo Mục 301.
Theo Viforest, 9 tháng năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn gia tăng mạnh, ước đạt 11,97 tỷ USD, tăng 30,9%. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 11,14 tỷ USD, tăng 30,9%; lâm sản đạt 832 triệu USD, tăng 46,4% so cùng kỳ.
Sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ tại thị trường này. Dự báo tổng nhu cầu đồ gỗ tại Mỹ có thể sớm chạm mốc 100 tỷ USD trong những năm tới.
Nhưng, để thuận đường sang Mỹ trong dài hạn, đồng nghĩa Việt Nam phải thực hiện nghiêm các cam kết theo thỏa thuận đã ký, nhằm ngăn chặn khai thác gỗ hoặc buôn bán bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung ứng.
Việt Nam sẽ tăng cường kiểm soát nguồn gốc và chuỗi cung ứng gỗ, mở rộng thị trường xuất khẩu, cải thiện thể chế quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, không đưa gỗ tịch thu vào sử dụng với mục đích thương mại, tăng cường kiểm tra hải quan và sau thông quan đối với gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro, xử lý các cá nhân/doanh nghiệp vi phạm luật pháp tại nước thứ ba (nước khai thác gỗ)…
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest nhấn mạnh, đảm bảo tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu là vấn đề sống còn của ngành. Khi kiểm soát tốt nhập khẩu, phòng tránh được rủi ro trong thương mại sẽ giúp tăng điểm cho ngành gỗ.
Dù xuất khẩu hơn chục tỷ USD mỗi năm, nhưng ngành gỗ vẫn đang nhập khẩu khoảng trên 2 tỷ USD gỗ nguyên liệu và một phần trong số nguyên liệu này được cho là rủi ro.
Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 5,5-6 triệu m3 gỗ nguyên liệu là gỗ tròn và gỗ xẻ. Khoảng trên 40-45% lượng nhập khẩu gỗ từ các nước nhiệt đới, chủ yếu là gỗ tự nhiên; 55-60% còn lại là gỗ từ các nước ôn đới.
Chín tháng năm 2021, lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu đạt hơn 4 triệu m3 quy tròn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá 2,275 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ thịt, đặc biệt là các loài gỗ quý vẫn còn tồn tại tương đối phổ biến tại Việt Nam, gây ra những tổn hại về mặt môi trường và cho cả ngành gỗ. Do đó, việc thực hiện nghiêm thỏa thuận theo cam kết sẽ thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường Mỹ, EU cũng như các thị trường khó tính khác, khuyến khích phát triển trồng rừng nguyên liệu trong nước, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Dư địa xuất khẩu lớn
Nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ của thị trường Mỹ tiếp tục tăng cao khi Covid-19 từng bước được kiểm soát, nền kinh tế nhiều nước dần phục hồi.
Thống kê từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) cho thấy, năm 2020, Mỹ nhập trên 71,62 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ từ các nước trên thế giới, tăng 3% so với năm 2019. Trong nửa đầu năm 2021, Mỹ nhập khẩu đạt 49,91 tỷ USD, tăng 69% so với cùng kỳ 2020.
Với Việt Nam, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất của ngành gỗ. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Mỹ năm 2020 đạt mức 7,17 tỷ USD, tăng 33,8% so với năm 2019, chiếm 57,9% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Một điểm đáng chú ý, Việt Nam đã vượt Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu xuất khẩu đồ gỗ nội thất vào thị trường Mỹ trong nửa đầu năm 2021, dù sự chênh lệch không lớn. Cụ thể, giá trị xuất khẩu đồ nội thất của Việt Nam đạt 4,65 tỷ USD, chiếm 29% thị phần, trong khi Trung Quốc đạt 4,53 tỷ USD, chiếm 28% thị phần.
Ông Lập cho rằng, nhu cầu tiêu dùng tăng cao tại Mỹ và sự chuẩn hóa trong chuỗi sản xuất, chế biến gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sẽ tăng thêm cơ hội để các doanh nghiệp ngành gỗ Việt tăng thị phần tại Mỹ.
Với xuất xứ rõ ràng, mẫu mã phong phú và giá cạnh tranh, các nhà nhập khẩu Mỹ tiếp tục gia tăng đơn hàng với nhà cung ứng của Việt Nam. Đặc biệt, với cam kết về đảm bảo tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu xuất khẩu vào Mỹ, chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải chuẩn chỉnh chuỗi sản xuất để đáp ứng mọi tiêu chuẩn, quy chuẩn, tăng xuất khẩu sang Mỹ.
Mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD trong năm 2020 và 20 tỷ USD năm 2025 của ngành gỗ đang có nhiều thuận lợi khi 14 FTA đang thực thi, tạo thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp trong nước.
Theo Viforest, đơn hàng của các doanh nghiệp xuất khẩu về nhiều, nhưng trở ngại là khả năng đáp ứng do các doanh nghiệp đồ gỗ lớn tại Đồng Nai, Bình Dương bị giảm sản lượng do thực hiện giãn cách phòng chống dịch và tình trạng thiếu lao động tại hầu hết các doanh nghiệp.

-
Singapore mở cửa thị trường với sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam -
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025 -
Dư thừa nguồn cung quá lớn, xi măng chưa thấy cơ hội thoát khó -
Cần Thơ giảm tiền thuê gian hàng tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ -
Doanh nghiệp F&B và bài toán tránh tăng giá gây sốc cho khách hàng -
Ấn tượng với xuất khẩu điện tử -
Hà Nội phê duyệt giá bán nước sạch sinh hoạt của Công ty Nước sạch sông Đà
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng