Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Xuất khẩu gạo gặp khó
Thế Hoàng - 04/06/2019 15:02
 
Xuất khẩu gạo, loại nông sản mang về hơn 3 tỷ USD trong năm 2018 đang chứng kiến dấu hiệu giảm tốc khi kết quả xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2019 bị sụt giảm gần 21% về trị giá so với cùng kỳ.
Sau năm 2018 được giá xuất khẩu, mặt hàng gạo đang đối mặt với giảm giá xuất khẩu từ đầu năm 2019 đến nay, kéo giá trị xuất khẩu 5 tháng giảm hơn 20% so với cùng kỳ.
Sau năm 2018 được giá xuất khẩu, mặt hàng gạo đang đối mặt với giảm giá xuất khẩu từ đầu năm 2019 đến nay, kéo giá trị xuất khẩu 5 tháng giảm hơn 20% so với cùng kỳ.

Xuống giá

Theo báo cáo mới nhất do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 5/2019, sản lượng xuất khẩu gạo ước tính đạt 739.000 tấn, tương đương trị giá 314 triệu USD.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo ước đạt 2,83 triệu tấn, tương đương 1,21 tỷ USD, giảm 4% về sản lượng lượng và giảm mạnh 20,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý là, nếu như năm 2018, Trung Quốc luôn đứng ở vị trí thứ nhất trong số các thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam thì kể từ tháng 3/2019 đến nay,  Philippines vươn lên đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 36% thị phần trong 4 tháng đầu năm.

Một số thị trường có chỉ số xuất khẩu gạo tăng mạnh là Angola (tăng gấp 5,2 lần); Hồng Kông (tăng 91,9%); Bờ Biển Ngà (tăng 73,3%) và Nga (tăng 29,3%).

Về chủng loại xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gạo trắng chiếm trên 50,5% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 34,1%; gạo nếp chiếm 8,1% và gạo Japonica, gạo giống Nhật chiếm 7,1%.

Các thị trường xuất khẩu gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Philippines (52,7%), Cuba (15,3%). Gạo Jasmine và gạo thơm có thị trường xuất khẩu lớn nhất là Iraq (18,8%), Philippines (18,4%) và Bờ Biển Ngà (18,1%).

Về gạo nếp, thị trường xuất khẩu lớn là Trung Quốc (36,3%), Philippines (28,2%) và Hồng Kông (13,3%). Với gạo Japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Singapore (40,8%) và Ai Cập (15,9%).

Theo đánh giá của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm giảm do giá gạo diễn biến giảm ở thị trường thế giới.

Trong đó, giá gạo Ấn Độ chạm mức thấp 7 tháng do nhu cầu yếu, giá gạo Thái Lan không đổi ở mức 400 USD/tấn do nhu cầu tiêu thụ ở mức thấp và thị trường được dự đoán sẽ không có giao dịch lớn trong ngắn hạn.

Các doanh nghiệp nhận định, thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới gần đây diễn biến giảm. Giá gạo 5% của Thái Lan dao động khoảng 385- 400 USD/tấn, trong khi gạo 5% của Ấn Độ 365 USD/tấn, của Việt Nam khoảng 350 USD/tấn…

Các doanh nghiệp dự báo thị trường gạo tiếp tục trầm lắng do nhu cầu ở châu Á suy giảm. Trong khi đó, giá lúa gạo ở ĐBSCL dự báo khó tăng, bởi tới đây vùng này thu hoạch rộ lúa hè thu… 

Năm 2018, gạo được đánh giá là điểm sáng của nhóm hàng nông, thủy sản khi đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về kim ngạch và giá xuất khẩu duy trì ở mức cao trong cả năm 2018.

Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3%. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 501,0 USD/ tấn, tăng 10,7%, tương đương mức tăng ấn tượng là 48 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2017.

Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2018 tiếp tục duy trì tăng trưởng cả về lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu như đã đạt được trong năm 2017.

Thời điểm đầu năm 2018, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như của các nước xuất khẩu khác đều có xu hướng tăng nhờ những thông tin tích cực từ các nước nhập khẩu. Giữa năm 2018, giá gạo xuất khẩu tăng cao, có thời điểm đạt gần 450 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm. Cuối năm, giá gạo xuất khẩu giảm dần, đạt khoảng 370-380 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm thời điểm cuối năm.

Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức giá cao, có lợi cho người nông dân sản xuất lúa.

Khó duy trì giá cao

Đường đi của giá gạo xuất khẩu đã có biểu hiện sụt giảm từ ngay tháng đầu năm 2019, sau khi có một năm được giá.

Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho thấy, giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 1/2019 chỉ ở mức 446 USD/tấn, giảm tới 8,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Bước sang tháng 2, giá gạo xuất khẩu lại giảm tiếp khi chỉ đạt 424,4 USD/tấn, giảm 14,6% so với cùng kỳ 2018.

Nhu cầu nhập khẩu gạo lên đến 1,6 tỷ USD/năm, nhưng Trung Quốc đã không còn là thị trường dễ tính như trước. Những năm gần đây, thị trường đã siết chặt hàng nhập khẩu, giảm nhập tiểu ngạch, vốn là con đường xuất khẩu chủ yếu của nhiều loại nông sản Việt, trong đó có lúa gạo.

Liên quan đến việc Trung Quốc thắt chặt hoạt động nhập khẩu gạo Việt Nam, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, cho biết Lộc Trời cũng là một trong những doanh nghiệp chịu tác ảnh hưởng bởi động thái này của Trung Quốc.

Lượng gạo xuất khẩu qua Trung Quốc của Lộc Trời giảm mạnh tới 30% từ đầu năm đến nay. Cùng  đó, chi phí xuất khẩu cũng tăng 30%.

Vải thiều xuất khẩu quyết tâm nâng chuẩn, từng bước chinh phục thị trường Trung Quốc
Xác định Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của vải thiều, nên các địa phương có diện tích vải lớn đã chủ động khai mở...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư