-
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Liên bang Nga -
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài khai thác trở lại từ 0h ngày 8/9 -
Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Mozambique -
Quảng Ngãi dành gần 2.000 tỷ để bù hụt thu tiền sử dụng đất, thực hiện dự án -
Tới 21h ngày 7/9: Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn mất điện trên 95% -
Hà Nội: Gió giật và mưa, cây đổ nhiều nhưng chưa phải lúc bão Yagi mạnh nhất
Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, tái cơ cấu để tiến đến mô hình sản xuất bền vững hơn. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Xuất khẩu gạo “đổ dốc”
Năm 2016 đã chứng kiến sự tụt dốc của gạo xuất khẩu, khi giá trị thu về chỉ đạt 2,2 tỷ USD, lần đầu tiên đã bị ngành hàng rau quả “qua mặt”.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, xuất khẩu gạo Việt Nam năm qua đã giảm 27% về lượng, 23% về giá trị so với năm 2015, thấp nhất trong 8 năm trở lại đây.
Sự chật vật của hạt gạo xuất khẩu vẫn đang đà tiếp diễn khi nhìn vào kết quả xuất khẩu từ đầu năm đến nay. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết tháng 4, cả nước xuất khẩu được khoảng 1,78 triệu tấn gạo, tổng kim ngạch đạt 792,7 triệu USD, giảm lần lượt 10% về sản lượng và 10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
Tại Hội thảo “Triển vọng nông nghiệp Việt Nam 2017” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) phối hợp Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội vừa tổ chức, nhiều ý kiến lo ngại, sự suy giảm tiếp diễn cả về lượng lẫn giá trị xuất khẩu gạo trong 4 tháng qua đang báo hiệu một năm khó khăn nữa với xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Ipsard cho rằng, năm 2017, lo ngại hơn cả về thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu nằm ở lĩnh vực lúa gạo. Xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay bị cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ và các nước mới tham gia vào xuất khẩu gạo như Campuchia và Myanmar.
Các nền kinh tế mới nổi tập trung hơn vào phát triển thị trường nội địa, các thị trường phát triển dần bão hòa và tăng bảo hộ. Trung Quốc, thị trường mà nông sản Việt Nam phụ thuộc rất lớn, có mức tăng trưởng kinh tế chậm hơn, chuyển hướng sang tiêu dùng nội địa và gia tăng nhập khẩu từ các thị trường mới. Philippines, Indonesia và Malaysia đang cố gắng tự cung tự cấp, thậm chí, Indonesia tham vọng xuất khẩu 10.000 tấn gạo trong năm 2017.
Theo các chuyên gia, hiện tồn kho gạo thế giới nói chung và các nước xuất khẩu gạo lớn còn cao. Điều này duy trì giá gạo đi ngang, chứ rất khó tăng đột biến.
Điều này cũng được TS. Sergio René Araujo, Ban Thương mại và Thị trường của Tổ chức Nông - Lương Liên hợp quốc (FAO) thừa nhận, nhu cầu các sản phẩm nông sản trên thị trường thế giới có dấu hiệu bão hòa, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc do tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số chậm lại.
Theo đó, giá các mặt hàng nông sản sẽ chững lại hoặc giảm nhẹ trong dài hạn, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung nhiều mặt hàng nông sản đang ở mức tương đối dồi dào.
Tái cơ cấu ngành sản xuất lúa gạo
Các chuyên gia thuộc Ipsard cho rằng, bên cạnh những nguyên nhân khách quan về tổng cầu gạo thế giới, sự chuyển hướng trong nhập khẩu của một số thị trường lớn, thì ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, tái cơ cấu để tiến đến mô hình sản xuất bền vững hơn.
Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào một số ít thị trường, nhất là ở thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, lại chủ yếu xuất khẩu qua hình thức tiểu ngạch nên thương nhân Việt Nam luôn ở thế bị động và dễ bị ép giá, đây cũng là một điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu gạo hiện nay.
Theo bà Phạm Thị Kim Dung, chuyên gia nghiên cứu thị trường và ngành hàng của Ipsard, ngành lúa gạo Việt Nam cần tổ chức lại sản xuất theo mô hình tập trung theo chuỗi, đặc biệt là khâu trung gian thương mại và chế biến, hoàn thiện những yếu kém nội tại sản xuất còn manh mún, khâu chế biến chưa bảo đảm tính liên tục, chất lượng gạo chưa ổn định…
Ngoài ra, ngành lúa gạo cần có những biện pháp ứng phó kịp thời và thích ứng với những biến đổi của thị trường gạo thế giới; theo dõi sát sao thị trường Trung Quốc để chủ động trước các biến động khó lường, duy trì quan hệ thương mại với các thị trường truyền thống, vẫn còn dư địa như Philippines, Bangladesh….
Để duy trì được tốc độ tăng xuất khẩu của hạt gạo trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt với các quốc gia trong khu vực, đại diện Ipsard cho rằng, cần phải có “kịch bản” phát triển cho ngành hàng gạo theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững, xác định lại cơ cấu thị trường; cơ cấu mùa vụ; nghiên cứu phát triển chế biến tinh, chế biến sâu, đa dạng hoá sản phẩm từ lúa gạo.
-
Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Mozambique -
Quảng Ngãi dành gần 2.000 tỷ để bù hụt thu tiền sử dụng đất, thực hiện dự án -
Tới 21h ngày 7/9: Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn mất điện trên 95% -
Thúc đẩy hợp tác kinh doanh, đầu tư giữa Việt Nam với Guinea-Bissau -
Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu nguyên nhân đấu giá đất cao bất thường tại Hà Nội -
Hà Nội: Gió giật và mưa, cây đổ nhiều nhưng chưa phải lúc bão Yagi mạnh nhất -
Bão Yagi đổ bộ, nhiều nơi bị mất điện
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Xây dựng nhà ga hành khách mới công suất 4 triệu khách/năm tại Cảng hàng không Pleiku -
3 Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
4 Cú hích mới cho các dự án PPP hạ tầng giao thông -
5 Trả lương, trợ cấp qua tài khoản ngân hàng: Người dân than khó
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng