-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa
Giá trị xuất khẩu giảm, xuất siêu vẫn tăng
Tám tháng của năm 2023, trong muôn vàn khó khăn, nhất là tác động không thuận từ sức cầu yếu ở nhiều thị trường lớn, nhưng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước vẫn đạt 33,2 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm ngoái, tuy xuất khẩu giảm nhẹ, nhưng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp vẫn được duy trì, khi xuất siêu đạt 6,72 tỷ USD, tăng 6,4%, là con số rất ý nghĩa trong bối cảnh thương mại gặp khó khăn hiện nay.
Hai ngành đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn là lâm sản và thủy sản đã chứng kiến sự lao dốc, khi đơn hàng giảm nhiều, khiến ngoại tệ hụt đi hàng tỷ USD. Xuất khẩu thủy sản mới mang về gần 5,71 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm ngoái, thủy sản đạt 7,557 tỷ USD), còn gỗ và sản phẩm gỗ cũng giảm 25,4%, đạt 8,33 tỷ USD (cùng kỳ năm 2022 đạt 11,07 tỷ USD).
Bù lại, mặt hàng gạo, rau quả, cà phê, hạt điều có sự khởi sắc mạnh mẽ về xuất khẩu, khi đóng góp gần 12 tỷ USD cho ngành nông nghiệp trong 8 tháng qua.
Cũng trong 8 tháng, rau quả đã mang về gần 3,5 tỷ USD, tăng 59,3% so với cùng kỳ. Ngoài kỷ lục mới được thiết lập của rau quả, ấn tượng nhất là sầu riêng đã chính thức gia nhập “câu lạc bộ tỷ USD” khi cán mốc 1,2 tỷ USD. Lúc này, đơn hàng sầu riêng vẫn tấp nập, mùa thu hoạch sầu riêng Tây Nguyên rộ từ nay đến hết năm, càng tạo nguồn cung để xuất khẩu tăng tốc.
Theo sau là gạo, với sản lượng xuất khẩu đạt gần 6 triệu tấn, trị giá 3,2 tỷ USD, tăng lần lượt 23% và 37,3%. Riêng tháng 8, xuất khẩu gạo mang về gần 600 triệu USD.
Không tăng kỷ lục như rau quả và gạo, ngành điều cũng thu về trị giá xuất khẩu 2,3 tỷ USD, tăng 9%, cà phê đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ.
“Ngành nông nghiệp đã quyết liệt tháo gỡ vướng mắc, mở cửa thị trường cho nông sản, ngay cả đối với các thị trường khó tính; thúc đẩy ký kết các đơn hàng mới; phối hợp đẩy mạnh đàm phán để đa dạng hóa hàng nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang nhiều thị trường”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết.
Đáng kể là, có khoảng 37% sản lượng nông, lâm, thủy sản được sản xuất và tiêu thụ theo các hình thức liên kết chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Kỳ vọng 4 tháng cuối năm
Theo thông lệ, những tháng cuối năm, chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu sẽ được cải thiện, giúp ngành nông nghiệp có thể cán đích mục tiêu xuất khẩu 54-55 tỷ USD.
Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, dù xuất khẩu tăng trưởng âm, nhưng đang dần thu hẹp so với các tháng trước.
Đơn cử, xuất khẩu tôm - mặt hàng đóng góp kim ngạch lớn nhất cho ngành thủy sản, tuy chưa đột phá, nhưng 3 tháng gần đây có doanh số cao hơn hẳn so với những tháng đầu năm, kéo doanh số trong 8 tháng đạt 2,2 tỷ USD. Sự khởi sắc thể hiện rõ rệt ở thị trường Mỹ, khi mà doanh số tăng liên tục qua các tháng.
“Một số thị trường lớn có dấu hiệu phục hồi kinh tế, đem lại hy vọng cho xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm. Dự báo doanh số xuất khẩu cả năm 2023 của ngành thủy sản sẽ đạt trên 9 tỷ USD”, bà Hằng tin tưởng.
Ngành gỗ cũng ghi nhận các tín hiệu tích cực. Thực tế, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giảm so với cùng kỳ năm 2022, nhưng mức tăng liên tiếp trong tháng 6, 7 và 8 cho thấy, đang có dấu hiệu phục hồi về đơn hàng. Trong 2 tháng 7 và 8, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đều mang về kim ngạch trên 1,15 tỷ USD.
Riêng 4 nhóm hàng là gạo, rau quả, cà phê, hạt điều tiếp tục lập kỷ lục mới, khi nhu cầu tiêu dùng cao tại nhiều thị trường lớn, nhiều nhà nhập khẩu từ Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ... tới Việt Nam đặt hàng.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trong 4 tháng còn lại, dự báo xuất khẩu sẽ khả quan, khả năng đạt và vượt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD của ngành rau quả là trong tầm tay, bởi nhu cầu đặt hàng của các thương nhân Trung Quốc với sầu riêng, mít và nhiều loại trái cây tăng mạnh. Trong 8 tháng đầu năm, Trung Quốc đã chi hơn 2,3 tỷ USD nhập rau quả của Việt Nam.
Trong khi đó, ngành gạo đang có nhiều lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu nhờ giá gạo của Việt Nam tăng cao sau việc hạn chế xuất khẩu của Ấn Độ, UAE, Nga...
Ước tính, cả năm 2023, cà phê và hạt điều sẽ mang về trên 7,5 tỷ USD, còn gạo và rau quả sẽ đóng góp trên 9 tỷ USD. Cộng gộp những yếu tố này, từ nay đến cuối năm, khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường tăng lên, ngành nông nghiệp sẽ về đích đúng kế hoạch, đạt mục tiêu đề ra.
-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Ajinomoto Việt Nam ra mắt hạt nêm Aji-ngon Heo Giảm Muối, giúp món ăn giảm mặn vẫn ngon -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu