
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
-
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng
-
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025 -
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia
TIN LIÊN QUAN | |
Xuất khẩu tháng 1/2015 mấp mé 13 tỷ USD | |
Xuất siêu bền vững | |
Xuất siêu kỷ lục: Công lớn thuộc về doanh nghiệp FDI |
Trong tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng. Kim ngạch một số mặt hàng tăng khá cao, như điện tử, máy tính và linh kiện (tăng 62,2%), điện thoại các loại và linh kiện (tăng 27,7%), hạt điều (tăng 26,9%), dây điện và cáp điện (tăng 26,4%), giày dép (tăng 23,2%), sắn và sản phẩm từ sắn (tăng 20,1%), máy móc - thiết bị - phụ tùng (tăng 19,7%), cao su (tăng 18,4%), gạo (tăng 17,4%…).
![]() |
Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2015 tăng khá cao ở cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài |
Kim ngạch xuất khẩu tăng ở cả hai khu vực, trong đó khu vực kinh tế trong nước đã tăng khá cao và cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 12,9% so với tăng 8,2% nếu kể cả dầu thô và so với 10,9% nếu không kể dầu thô). Đây là điểm nhấn đáng lưu ý so với nhiều tháng trước đó, thể hiện nỗ lực tranh thủ cơ hội mở cửa hội nhập ngày một sâu rộng hơn.
Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu tăng khá và xuất siêu tương đối lớn, như Hoa Kỳ (đạt 2,6 tỷ USD, tăng 12%, xuất siêu 2,02 tỷ USD,) EU (2,4 tỷ USD, tăng 10,5%, xuất siêu 1,612 tỷ USD)…
Mặc dù trong tháng khởi đầu bị nhập siêu, nhưng trạng thái này cũng có mặt tích cực, là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đầu tư, sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng trong nước đã có tín hiệu phục hồi.
Trong tháng qua, vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách tăng 8,5%, thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 8,6%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng tới 17,5%, trong đó, sản xuất điện và phân phối điện tăng 20,9%, công nghiệp chế biến - chế tạo tăng 19,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo giá thực tế tăng 13%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá tăng 11,9% - mức cao nhất trong nhiều tháng qua.
Mặt khác, nhập siêu cũng là thể hiện việc tranh thủ cơ hội giá nhập khẩu giảm để tăng lượng nhập khẩu. Giá chất đốt hóa lỏng giảm 51,5%, nên đã tăng lượng nhập khẩu gấp gần 2,5 lần; giá chất dẻo giảm 5%, nên tăng lượng nhập khẩu 21,1%; bông giảm giá 18,8%, nên lượng nhập khẩu tăng 40,2%; giá sợi giảm 3,1%, nên lượng nhập khẩu tăng 33,9%; sắt thép giảm giá 13,7%, lượng nhập khẩu tăng 91,8%; giấy giảm giá 3,9%, nên lượng nhập khẩu tăng 26,6%...
Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan về xuất nhập khẩu, thì cũng cần cảnh báo một số vấn đề.
Thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng bị giảm (thủy sản giảm 9,7%, rau quả giảm 9,7%, cà phê giảm 2,6%, hạt tiêu giảm 20,6%, than đá giảm 46,1%, dầu thô giảm 36,5%, xăng dầu giảm 54,9%, hóa chất giảm 4,4%, sản phẩm chất dẻo giảm 2,5%, phương tiện vận tải giảm 42,2%...
Thứ hai, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tăng quá nhanh (gấp 3,2 lần về lượng và gần gấp 2,5 lần về kim ngạch).
Thứ ba, nhập siêu tháng khởi đầu báo hiệu nhập siêu cả năm có thể ở mức cao (chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 8,25 tỷ USD). Trong khi đó, nhập khẩu khá lớn đối với một số thị trường. Mới qua 1 tháng, nhập siêu từ Trung Quốc đã lên đến 2,8 tỷ USD (do nhập khẩu lên đến 4,2 tỷ USD, tăng tới 47,1%, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 1,4 tỷ USD, giảm 2,5%); nhập siêu từ Hàn Quốc 1,29 tỷ USD (do nhập khẩu 1,9 tỷ USD, tăng 12,6%, xuất khẩu 0,61 tỷ USD, tăng 13,5%); nhập siêu từ ASEAN 0,5 tỷ USD (do nhập khẩu 2 tỷ USD, tăng tới 26,6%, trong khi xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 3,7%).
Cần lưu ý, với các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới có hiệu lực trong năm 2015, đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay, Việt Nam sẽ hội nhập sâu rộng hơn với thế giới. Do vậy, vấn đề cốt yếu là phải nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh để thắng cả trên sân nhà, thắng cả trên sân người, tránh trở thành thị trường tiêu thụ của các nước.
Minh Nhung
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
-
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
-
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ dự lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng tại Nga
-
Việt Nam - Hành trình thịnh vượng -
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025 -
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia -
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025 -
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát -
[Emagazine] Đường đến thịnh vượng -
Kỳ tích ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ chiến tranh đến hội nhập quốc tế sâu rộng
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025