
-
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025
-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định
-
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
Thuế xuất khẩu clinker, cộng với thuế phòng vệ thương mại tại một số thị trường và áp lực cạnh tranh với các “đối thủ” lớn… khiến ngành xi măng “hụt hơi” xuất khẩu. |
Nỗi lo thuế quan
“Xuất khẩu xi măng, clinker của doanh nghiệp nói chung và xuất khẩu sang Philippines nói riêng sụt giảm thê thảm, do cạnh tranh với các nhà xuất khẩu khác và thuế phòng vệ thương mại”, giám đốc một doanh nghiệp xi măng tại Ninh Bình chia sẻ về thế khó của xi măng, clinker xuất khẩu trong giai đoạn 2022 - 2024 và dự báo tình hình còn kém khả quan hơn nữa trong năm 2025.
Nỗi lo sụt giảm xuất khẩu của ngành xi măng thực ra không mới.
Với nguồn cung dư thừa lớn, khoảng 60 triệu tấn/năm, những năm gần đây, xuất khẩu đã “cứu” cho ngành xi măng sản lượng rất đáng kể, giảm áp lực cạnh tranh nội địa và tồn kho, có dòng tiền trả nợ vốn vay đầu tư. Tuy nhiên, sau năm 2021 lập kỷ lục xuất khẩu thành công hơn 45 triệu tấn, doanh thu đạt gần 1,8 tỷ USD, liên tiếp 3 năm gần đây (2022 - 2024), sản lượng xuất khẩu hàng năm của ngành chỉ còn 29 - 32 triệu tấn.
Có nhiều nguyên nhân khiến xuất khẩu xi măng bị hẹp đường: Trung Quốc giảm nhập khẩu xi măng, clinker của Việt Nam; xuất khẩu sang 2 thị trường lớn là Philippines và Bangladesh đối mặt với cạnh tranh khốc liệt từ xi măng Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan; thêm vào đó, xi măng, clinker của Việt Nam còn bị áp thuế phòng vệ thương mại, khiến giá trở nên đắt đỏ hơn và sụt giảm sản lượng trầm trọng.
Không những vậy, từ đầu năm 2024, thuế xuất khẩu clinker tăng lên 10%, tạo thêm khó khăn cho xuất khẩu, nhiều thị trường đã giảm nhập khẩu clinker của Việt Nam
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), xuất khẩu xi măng, clinker sang Philippines năm 2024 đạt hơn 8 triệu tấn, trị giá 319 triệu USD, giảm lần lượt 0,6% và 11% so với năm 2023.
Năm 2025, tình hình còn ảm đạm hơn. Mới đây, Philippines công bố áp dụng mức thuế tự vệ tạm thời 6,9 USD/tấn đối với 2 loại xi măng nhập khẩu để bảo vệ ngành xi măng trong nước. Vụ việc được khởi xướng vào tháng 11/2024, nhắm vào xi măng Việt Nam. Bởi, theo điều tra trong vụ việc này, khoảng 93% xi măng nhập khẩu vào Philippines có nguồn gốc từ Việt Nam, 5% còn lại được nhập khẩu từ Indonesia.
Ngoài thuế tự vệ sơ bộ, Philippines còn đang áp thuế chống bán phá giá với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam (thời gian áp dụng 5 năm, từ ngày 20/3/2023), tức xi măng xuất khẩu sang thị trường này chịu 2 loại thuế: thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá.
Chưa hết, trong vụ việc Đài Loan (Trung Quốc) điều tra chống bán phá giá đối với xi măng portland và clinker của Việt Nam, tại kết luận sơ bộ, nhà chức trách cáo buộc một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá xi măng portland và clinker vào Đài Loan với biên độ 16,42 - 19,73%. Cơ quan chức trách của Đài Loan đang tiếp tục tiến hành điều tra, dựa vào kết quả sẽ đưa ra kết luận sau cùng về việc này. Nếu bị áp thuế, xi măng, clinker Việt Nam sẽ chật vật hơn khi xuất khẩu sang thị trường này.
Trong tháng 1/2025, xuất khẩu xi măng, clinker vẫn tiếp đà giảm sâu, với 2,07 triệu tấn, thu về 76 triệu USD, giảm lần lượt 36,7% về lượng và 36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024. Một số doanh nghiệp cho biết, hiện không thể xuất khẩu, hoặc xuất khẩu được nhưng sản lượng rất thấp, do vướng phòng vệ thương mại tại các thị trường truyền thống như Philippines, Đài Loan (Trung Quốc).
![]() |
Dự báo xuất khẩu năm 2025 tăng trưởng chậm
Xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam trong năm 2025 được dự báo tăng trưởng chậm, có thể duy trì ở mức tương đương so với năm 2024. Những thị trường gần, thị trường truyền thống như Trung Quốc, Philippines, Bangladesh, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia… sẽ tiếp tục giảm nhập xi măng, clinker từ Việt Nam.
Đáng nói, giá xuất khẩu đã xuống rất thấp và hiện vẫn chưa cải thiện. Đơn cử, giá xuất khẩu xi măng theo điều kiện FOB sang Philippines thời điểm cuối năm 2024 chỉ còn 40 - 40,5 USD/tấn, giảm 2 - 3 USD/tấn so với đầu năm 2024 và giảm 8 - 9 USD/tấn so với đầu năm 2023. Giá xuất khẩu clinker sang Bangladesh cuối năm 2024 ở mức 28,5 - 29 USD/tấn, giảm 2,5 USD/tấn so với đầu năm 2024 và giảm 10 - 10,5 USD/tấn so với đầu năm 2023.
Trong khi đó, nguồn cung xi măng trong nước năm 2025 vẫn dư thừa lớn.
Trước những diễn biến trên, vừa qua, Thủ tướng Chỉnh phủ đã có văn bản giao Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế xuất khẩu đối với mặt hàng clinker, xi măng, vì hiện nay, mức thuế suất xuất khẩu clinker xi măng đang ở mức 10%, gây áp lực lớn cho doanh nghiệp trong bối cảnh tiêu thụ trong nước suy giảm, xuất khẩu gặp khó khăn do chi phí tăng cao và cạnh tranh gay gắt.
Tiêu thụ nội địa tăng chậm, xuất khẩu giảm sâu, trong khi quy mô công suất ngành vượt 130 triệu tấn/năm, hiện nay, các dây chuyền sản xuất xi măng chỉ hoạt động trung bình khoảng 77% tổng công suất thiết kế.

-
Xuất khẩu rau quả giảm do thị trường Trung Quốc giảm nhập sầu riêng -
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM -
Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi -
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít -
SASCO vận hành sớm phòng chờ thương gia tại Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM