Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Xúc tiến thương mại cho hàng Việt tại thị trường trong nước
Thế Hải - 08/07/2019 10:01
 
Các hội chợ tôn vinh hàng Việt, đưa hàng Việt về nông thôn, về các chợ truyền thống nhằm phát triển mạnh mẽ hàng Việt tại thị trường nội địa được tổ chức liên tiếp bắt đầu từ ngày 8 và kéo dài trong suốt tháng 7/2019.
Bắt đầu từ hôm nay, các hoạt động xúc tiến thương mại cho hàng Việt tại thị trường trong nước sẽ được tổ chức đồng loạt trên quy mô cả nước và kéo dài đến hết tháng 7/2019.
Bắt đầu từ hôm nay, các hoạt động xúc tiến thương mại cho hàng Việt tại thị trường trong nước sẽ được tổ chức đồng loạt trên quy mô cả nước và kéo dài đến hết tháng 7/2019.

Bộ Công Thương vừa ban hành Đề án tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước nhân dịp Tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Đề án được ban hành nhằm đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường trong nước để hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động và chào mừng Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Đề án triển khai trên phạm vi cả nước, trọng tâm tại địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hàng hóa, dịch vụ tham gia Đề án phải là hàng Việt Nam, hàng hóa thương hiệu Việt, hàng hóa, dịch vụ trong nước.

Đề án tập trung vào tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước, trong đó có sự kiện khuyến mại quy mô lớn với sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối trong các lĩnh vực, có thương hiệu, uy tín trên thị trường với nhiều hình thức mua sắm, thu hút và tạo điều kiện để người dân cả nước, các du khách trong nước và quốc tế mua sắm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn; đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng.

Khuyến khích và kích cầu tiêu dùng nội địa thông qua các hoạt động mua sắm truyền thống, thương mại điện tử và các hình thức khác, tạo ra khác biệt so với các chương trình khuyến mại đơn lẻ do các doanh nghiệp, các địa phương tự tổ chức, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bình ổn giá cả, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ năm 2019.

Bộ Công Thương cho biết, sau 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, doanh nghiệp Việt ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, còn người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm nội với giá cả phù hợp.

Các đơn vị trong ngành Công Thương đã bám sát chủ trương của Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện nên đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ hàng Việt vẫn chiếm tỷ lệ cao trên thị trường nội địa, từ 80% đến 90% tại các kênh phân phối hiện đại và từ 60% trở lên tại các kênh bán lẻ truyền thống.

Thời điểm này, cả nước đã phát triển được hơn 20.000 điểm bán hàng bình ổn thị trường, chủ yếu là hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và hàng hóa thiết yếu Việt Nam. 

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Đặc biệt, trong các năm 2016,2017,2018, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ lần lượt ở các mức 10,2%, 10,9% và 11,7%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức 5% trong các năm gần đây. Đặc biệt, trong các năm 2016,2017, 2108 chỉ số CPI lần lượt ở các mức 2,66%, 3,53%, 3,54%.

Mở cửa, đưa hàng Việt lên kệ AEON
Tuần hàng Việt Nam - Hà Nội 2019 tại hệ thống siêu thị AEON Nhật Bản đã giúp các doanh nghiệp trong nước kết nối, mở rộng giao thương, xuất...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư