
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái
-
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
-
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý
-
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
-
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025 -
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại
Theo báo cáo tổng kết năm 2017 của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn để hỗ trợ phát triển một cách có hệ thống và thông thoáng về vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai chậm, thiếu kinh nghiệm nên các chính sách chưa phát huy hiệu quả.
![]() |
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá vẫn còn tình trạng nhiều đơn vị khó trong tiếp cận vốn. |
Trong đó, về tiếp cận tín dụng ngân hàng, do sức tiêu thu chậm và sự cạnh tranh gay gắt nên lãi suất cho các doanh nghiệp vay để phát triển sản xuất vẫn cao (trên dưới 10% mỗi năm). Đồng thời, thủ tục vẫn phức tạp, đặc biệt là vẫn còn các vấn đề liên quan đến tài sản thế chấp, xử lý nợ xấu... Vì vậy, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vẫn chưa được đáp ứng.
Ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, chưa doanh nghiệp nào tiếp cận được với gói vay 10 tỷ đồng của một ngân hàng lớn. Theo ông Nam, Hiệp hội đang lấy ý kiến địa phương và tới đây sẽ có thay đổi, 5-6 ngân hàng vào cuộc để không có tình trạng độc quyền. Tại hội nghị này, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội cũng kêu gọi các đại biểu tham gia hiến ý kiến để huy động vốn trong dân.
Các Quỹ bảo lãnh tín dụng hoạt động cũng rất hạn chế, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận, không hy vọng được vay vốn thông qua quỹ này. Nguyên nhân là trở ngại ở thủ tục thẩm định, phê duyệt hoặc bảo lãnh không khác gì so với các Ngân hàng thương mại vẫn đang làm khi xem xét cho vay khách hàng thông thường khác.
Ngoài khó khăn về vốn, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thiếu các thông tin về thị trường, đặc biệt là xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp ở vùng sâu, xa muốn xuất khẩu mặt hàng của mình không biết phải làm thế nào. Bên cạnh đó là các khó khăn về đất sản xuất, quỹ lương, bảo hiểm xã hội...
Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển khá nhanh về mặt số lượng những năm gần đây. Tuy nhiên, theo Hiệp hội, chất lượng chưa cao, nhiều doanh nghiệp chưa đối phó và thích ứng được với những biến động của thị trường, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của.
Theo hiệp hội, trong tổng số trên 97% doanh nghiệp đăng ký hoạt động thì có đến gần 98% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chỉ có 2% là quy mô vừa. Một số doanh nghiệp vốn ít, khả năng huy động không có...nên dễ bị tổn thương, hạn chế về khả năng cạnh tranh trên thị trường số.

-
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu -
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025 -
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025 -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc -
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng