Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Ngành điện nhắm một cửa liên thông
Thanh Hương - 13/11/2017 10:21
 
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang đề xuất tới Bộ Công thương các nội dung để xây dựng cơ chế “một cửa liên thông” giữa ngành điện và các cơ quan quản lý nhà nước để cải thiện tiếp cận điện năng.

Cải cách mạnh

Việc tăng mạnh về thứ hạng với Chỉ số tiếp cận điện năng trong Báo cáo Doing Business 2018 được Ngân hàng Thế giới công bố mới đây chính là sự ghi nhận những nỗ lực của ngành điện trong việc minh bạch hóa quá trình cung cấp dịch vụ điện.

Theo Báo cáo Doing Business 2018, để được cấp điện mới ở Việt Nam, yêu cầu thực hiện 5 thủ tục, thời gian thực hiện mất 46 ngày, chi phí bằng 1.191,8% thu nhập bình quân đầu người, độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá điện được 6/8 điểm.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc EVN HCMC giám sát các hoạt động điên năng của TP.HCM qua mạng.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc EVN HCMC giám sát các hoạt động điên năng của TP.HCM qua mạng.

Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN cho hay, kết quả này là sự ghi nhận của Doing Business với các cải cách của EVN trong việc áp dụng công nghệ vào để nâng cao chất lượng cung cấp điện.

Đó là, áp dụng các công nghệ điều khiển hệ thống điện tự động như SCADA/miniSCADA, Trung tâm điều khiển từ xa, DAS (tự động hóa lưới phân phối) và hệ thống MDMS giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện với chất lượng ổn định; đầu tư trang thiết bị, đào tạo cho nhân viên để đưa vào sử dụng hệ thống sửa chữa điện nóng (hotline) cho công ty điện lực tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để giảm thời gian mất điện của khách hàng.

Ngoài ra, ông Thành cũng cho hay, mặc dù chưa được DoingBusiness 2018 ghi nhận nhưng EVN đã cải cách rất nhiều để rút ngắn thời gian, đơn giản hóa các hồ sơ thủ tục và đẩy mạnh việc minh bạch, công khai các dịch vụ của ngành Điện đến với khách hàng.

Đó là, ban hành Quy định về cung cấp dịnh vụ điện của EVN, trong đó rút ngắn thời gian thực hiện và giảm thủ tục liên quan đến các công việc thuộc trách nhiệm của ngành Điện. Theo đó, gộp 2 thủ tục “tiếp nhận yêu cầu và thỏa thuận đấu nối” và “khảo sát hiện trường” thành 1 thủ tục “tiếp nhận yêu cầu, khảo sát hiện trường và thỏa thuận đấu nối” với thời gian giảm từ 4 ngày xuống còn 2 ngày. Thủ tục “Ký kết hợp đồng mua bán điện, nghiệm thu và đóng điện” cũng được giảm từ 7 ngày xuống còn 3 ngày đối với TP. HCM và 5 ngày với các tỉnh/thành phố khác.

Thực tế qua 9 tháng đầu năm, các Tổng công ty điện lực của EVN đã cấp điện mới cho 9.914 khách hàng tiếp cận điện năng với thời gian giải quyết các thủ tục của ngành Điện bình quân là 4,75 ngày (rút ngắn thêm 2,25 ngày so với mục tiêu EVN đề ra).

Evn cũng đã triển khai đầu tư công trình để cấp điện cho khách hàng (trừ lĩnh vực kinh doanh bất động sản) tại TP. HCM.

Tiến tới một cửa liên thông

Ông Dương Quang Thành cũng cho hay, trong thời gian tới, EVN tiếp tục tập trung vào một số giải pháp để rút ngắn thời gian, giảm thủ tục và công khai minh bạch việc tiếp cận điện năng như đề xuất các nội dung để Bộ Công Thương xây dựng cơ chế “1 cửa liên thông” giữa ngành điện và các cơ quan Quản lý nhà nước.

Theo hướng này, các công ty điện lực tỉnh/thành phố trực tiếp báo cáo Bí thư/Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố về các tồn tại, hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện chỉ số tiếp cận điện năng tại địa phương đồng thời đề xuất cụ thể các giải pháp để cải cách thủ tục hành chính theo hướng “1 cửa liên thông”, đơn giản hóa hồ sơ, thực hiện song song các công việc của Điện lực và của cơ quan Quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, ngành điện tiếp tục đẩy mạnh triển khai việc cung cấp các dịch vụ điện nói chung và dịch vụ cấp điện trung áp nói riêng trên các website chăm sóc khách hàng của ngành điện đáp ứng yêu cầu dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3.

Ngành điện cũng có mục tiêu làm việc với UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ướng để đưa các dịch vụ điện ra Trung tâm hành chính công của địa phương hoặc kết nối liên thông để đưa dịch vụ điện lên các website cung cấp dịch vụ công trực tuyến của địa phương.

Trên thực tế, trong năm 2017, tại tỉnh Quảng Ninh đã đưa toàn bộ các dịch vụ cấp điện mới của Điện lực ra Trung tâm hành chính công.

Hàng tỷ USD đổ vào ngành điện
Đã có 2 dự án BOT trong ngành điện, với tổng quy mô vốn gần 4,5 tỷ USD, được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong 1 tháng qua.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư