Một số chuyên gia chứng khoán cũng dự đoán thị trường sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh, nhưng khuyến nghị nhà đầu tư nên giữ bình tĩnh, không nên bán tháo. Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước phát đi tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ khi quyết định giảm lãi suất điều hành 0,25%/năm và yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay đối với một số đối tượng 0,5%/năm kể từ hôm nay (10/7) khiến nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào khả năng giảm sâu của thị trường sẽ không xảy ra.

Tuy nhiên, sự bình tĩnh của nhà đầu tư chỉ duy trì trong 40 phút giao dịch của phiên sáng, trước khi lực bán diễn ra mạnh và trên diện rộng ngay sau đó, đẩy VN-Index lùi về sát ngưỡng hỗ trợ 770 điểm.

Vùng 769-774 được xem là ngưỡng hỗ trợ mạnh của VN-Index trong đợt điều chỉnh này và trong phiên sáng, vùng hỗ trợ này đã phát huy tác dụng, giúp VN-Index bật nhẹ trở lại.

Tuy nhiên, mọi thứ đã không bị xô đổ trong phiên giao dịch chiều khi lực bán ồ ạt được tung vào ngay khi thị trường bước vào phiên giao dịch chiều, đẩy cả 2 chỉ số lao dốc mạnh, vùng hỗ trợ trên không đủ sức giúp VN-Index đứng vững, thậm chí chỉ số này còn có lúc xuống dưới ngưỡng 750 điểm trước hãm đà rơi vào cuối phiên.

HNX-Index có lúc cũng đe dọa mốc 100 điểm, nhưng cũng bật nhẹ trở lại khi vừa chạm tới ngưỡng 100 điểm.

Dù vậy, với lực bán diễn ra trên diện rộng và ở hầu hết các nhóm cổ phiếu, cả 2 chỉ số chính cũng không thể thoát khỏi phiên giảm sâu thứ 2 liên tiếp.

Cụ thể, chốt phiên giao dịch đầu tuần mới, VN-Index giảm 9,17 điểm (-1,18%), xuống 766,56 điểm với 68 mã tăng và 212 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 217,17 triệu đơn vị, giá trị 4.290,18 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,8 triệu đơn vị, giá trị 255,72 tỷ đồng.

Diễn biến VN-Index phiên 10/7
Diễn biến VN-Index phiên 10/7

HNX-Index cũng mất tới 1,21 điểm (-1,19%), xuống 100,37 điểm với tổng khối lượng khớp 106,12 triệu đơn vị, giá trị 904,4 tỷ đồng; giao dịch thỏa thuận có thêm 4,9 triệu đơn vị, giá trị 64,46 tỷ đồng.

Trên HNX, ngoài trừ sắc tím còn duy trì tại OGC, HAI, HAR và AMD do lực bán không còn, cùng sự tham gia của LCG, cùng sắc xanh hiếm hoi tại ROS, VCI, HPG, PVD, KSB..., còn lại đều chìm trong sắc đỏ.

Trong các mã lớn, VNM giảm 1,62%, VCB giảm 1,55%, GAS giảm 0,66%, BID giảm 2,48%, CTG giảm 1,51%, PLX giảm 1%, VIC giảm 2,14%... Sắc đỏ cũng tràn ngập ở các mã bluechip khác như REE, SSI, HCM, MBB, HSG, FPT, MSN, VJC, BVH…, chỉ ngoại trừ SAB là giữ được mức tham chiếu.

Trong nhóm cổ phiếu thị trường, ngoại trừ 5 sắc tím đã liệt kê ở trên, còn lại đều giảm giá, trong đó HQC có thanh khoản tốt nhất với 13,48 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa giảm 3,23%. Tiếp đến là ITA và FLC với mức giảm 0,43%, khớp 9,8 triệu đơn vị và 0,7%, khớp hơn 8 triệu đơn vị.

Trên HNX, ngoại trừ PVS, CEO, PVI, PIV có sắc xanh, còn lại các mã như ACB, SHB, VCG… đều giảm khá mạnh.

Cụ thể, SHB giảm 1,23%, xuống 8.000 đồng với 24 triệu đơn vị được khớp, VCG giảm 2,83% xuống 20.600 đồng với 3,88 triệu đơn vị, ACB giảm 2,26%, xuống 25.900 đồng với 2,66 triệu đơn vị.

Trong khi đó, dù không còn giảm sàn, nhưng PVX cũng không thể thoát khỏi sắc đỏ khi giảm 3,45%, xuống 2.700 đồng với 34,43 triệu cổ phiếu được khớp.

Trên sàn UPCoM, cũng có diễn biến tương tự 2 sàn niêm yết, chỉ số của sàn này cũng nới rộng dần đà giảm trong phiên chiều và chỉ hãm lại về cuối phiên. Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,49 điểm (-0,86%), xuống 56,73 điểm với 6,22 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giá trị 66,57 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,2 triệu đơn vị, giá trị 17,48 tỷ đồng.

Trên sàn này, sắc đỏ cũng ngự trị tại các mã lớn như DVN, GEX, SSN, SDI, VOC, MCH, SGN…, trong khi MSR, NTC giữ được đà tăng khi chốt phiên.

Mã có thanh khoản tốt nhất vẫn là SBS với 1,8 triệu đơn vị và đóng cửa ở mức sàn 2.800 đồng. Tiếp đến là TOP với 913.100 đơn vị và đóng cửa giảm 9,52%, xuống 1.900 đồng.