-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Doanh nghiệp Việt lép vế trên sân nhà
“Thật đáng buồn cho cái ngành mà tôi đặt hết nhiệt huyết tuổi thanh xuân vào nó, ngành mà chúng ta có đủ chất xám và bản lĩnh để chiến thắng. Cuối cùng lại thua trắng tay vì căn bệnh thiếu tiền muôn thủa”, ông Lê Thiết Bảo, Giám đốc bán lẻ đa kênh (OmniChannel) của Nguyễn Kim đã bộc bạch như vậy khi chứng kiến cảnh các sàn thương mại điện tử (TMĐT) thuần Việt lần lượt chia tay thị trường, bị bán cho đối tác hoặc bị đối thủ thâu tóm.
Lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam đang bị các doanh nghiệp ngoại chi phối. Trong ảnh: Lazada đã được Alibaba (Trung Quốc) mua lại 83% cổ phần |
Ông Bảo là một trong 3 người sáng lập website Sendo và kinh qua đủ các mô hình TMĐT là doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với khách hàng (B2C).
“Tôi hơi mất niềm tin vào mô hình thuần online. Ngành TMĐT là ngành có cơ hội thắng cho tất cả các công ty Việt Nam, nhưng cuối cùng chúng ta được gì?”. Câu hỏi của ông Bảo đặt ra trong bối cảnh Lazada về tay Alibaba, Shoppee của Sea đứng đằng sau Tencent. Tiki thì vừa được JD.com (Trung Quốc), Quỹ đầu tư STIC Investment (Hàn Quốc), Công ty cổ phần VNG bơm thêm khoảng 54,5 triệu USD. Trong khi tại Sendo, Hotdeal, dù tỷ lệ vốn của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chiếm đa số, nhưng không dám chắc trong tương lai có giữ được tỷ lệ này. Đó là chưa kể, hàng loạt trang TMĐT khá lớn ở Việt Nam như Beyeu.com, Lingo, Deca đã phải rời sàn.
Theo ông Bảo, việc kinh doanh của doanh nghiệp TMĐT ở Việt Nam hiện không đem lại dòng tiền dương. Muốn duy trì và phát triển phải có tiền, mà tiền đến từ các nhà đầu tư. Trong khi đó, các nhà đầu tư dĩ nhiên muốn gia tăng giá trị tài sản. Ví dụ, năm nay, công ty X định giá 1 triệu USD, nhà đầu tư mua 10% cổ phần, với giá 100.000 USD. Hai năm sau, công ty đó phát triển gấp 2 - 3 lần, được định giá 10 triệu USD. Khoản đầu tư ban đầu đó nhân gấp 10 lần giá trị, nhà đầu tư có thể bán đi 3% cho nhà đầu tư mới để lấy về 300.000 USD, còn lại sẽ tiếp tục gia tăng giá trị trong các năm tiếp theo. Như vậy, trừ đi 100.000 USD chi phí đầu tư ban đầu, sau 1 năm, nhà đầu tư đã lời gấp đôi.
Điều này cho thấy, cuộc chơi của các công ty TMĐT là phải làm sao tăng trưởng thật nhanh, lại càng phải đốt tiền nhanh và càng phải gọi nhà đầu tư tiếp theo. Trường hợp Tiki.vn là minh chứng.
Được thành năm 2010 như một nền tảng bán sách trực tuyến, ban đầu Tiki nhận được đầu tư từ Seedcom, Cyberargent Ventures và Sumitomo Corporation trước khi nhận được khoản đầu tư từ VNG. Đầu năm 2016, VNG đã quyết định chi 384,4 tỷ đồng (tương ứng giá mua lên đến 104.300 đồng/cổ phiếu) mua 3.716.187 cổ phiếu, tương đương 38% cổ phần của Tiki. Tiki trở thành công ty liên kết của VNG. Mức giá mà VNG đã mua tương ứng với việc định giá Tiki lên đến hơn 1.000 tỷ đồng (45 triệu USD).
Giống như hầu hết các công ty thương mại điện tử khác, Tiki bị lỗ. Cùng với việc mở rộng quy mô và dù được VNG rót một khoản tiền lớn, nhưng “tốc độ” lỗ của Tiki càng ngày càng lớn. Trong năm 2016, Tiki đã lỗ gần 300 tỷ đồng, ngốn gần hết số tiền mà VNG đầu tư. Với cách đốt tiền như vậy, Tiki buộc phải huy động thêm vốn để tồn tại. Vậy nên, Tiki đã được được JD.com (Trung Quốc), Quỹ đầu tư STIC Investment (Hàn Quốc), Công ty cổ phần VNG bơm thêm khoảng 54,5 triệu USD.
Mặc dù lỗ, nhưng ông Trần Ngọc Thái Sơn, CEO của Tiki từng khẳng định “không đáng lo”, bởi từ khi nhận đầu tư, Công ty đã dùng ngân sách để đầu tư hạ tầng kho bãi, đội ngũ giao hàng, hệ thống thanh toán trực tuyến... Điều này đã tạo ra những nền tảng vững vàng cho tương lai phát triển bền vững của Tiki.
Theo ông Bảo, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp TMĐT thua lỗ vì muốn tăng trưởng nhanh, trong khi chi phí vận chuyển và maketing lớn. Muốn thay đổi hành vi người tiêu dùng, để họ mua nhiều thì buộc các trang TMĐT phải bán rẻ hơn kênh truyền thống. Điều này dẫn đến lợi nhuận thấp, chi phí cao, hệ quả là thua lỗ. Trong khi các doanh nghiệp TMĐT nước ngoài vốn đã sở hữu thị trường lớn, lại luôn có nguồn đầu tư dồi dào, hàng hoá phong phú, logistics phát triển, tỷ lệ thanh toán thẻ cao, ít rủi ro hơn tiền mặt như Việt Nam.
Lấy thí dụ, Amazon hoạt động trong điều kiện của Mỹ, tốt hơn Việt Nam rất nhiều mà 10 năm mới có lãi. Vậy nên, trong một thị trường sơ khai, các doanh nghiệp TMĐT phải chấp nhận bỏ ra chi phí lớn hơn số tiền thu về để bán hàng, để thị trường phát triển và có lượng người dùng ổn định mới giảm được chi phí và sinh lời.
“Ngành này rất thú vị về quy mô và mô hình. Nhưng cuộc chơi đầy rủi ro. Những diễn biến trên thị trường cho thấy điều đó”, ông Bảo nói.
Tencent và Alibaba chạy đua giành giật thị phần
Không chính thức lộ diện, nhưng các ông lớn đầu tư trong ngành TMĐT Trung Quốc đang cạnh tranh trực diện trên thị trường Việt Nam, thông qua việc sở hữu chồng chéo các công ty ở đây. Trong đó nổi lên hai thế lực là Tencent và Alibaba.
Tập đoàn Tencent là nhà cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet, dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động và hoạt động các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc, với giá trị thương hiệu khoảng 210 tỷ nhân dân tệ (năm 2006). Giá trị vốn hóa của Tencent vượt mốc 500 tỷ USD vào tháng 11 năm nay, vượt qua mặt Alibaba để trở thành hãng công nghệ Trung Quốc đầu tiên phá vỡ mốc này.
Tencent có chiến lược đầu tư lắt léo và không công khai vào các mục tiêu. Năm 2014, tập đoàn này đã bán lại mảng TMĐT cho JD.com và đầu tư 214 triệu USD vào JD để đổi lấy 15% cổ phần của công ty này. Tại Việt Nam, Tencent nắm giữ phần lớn cổ phần tại VNG, dù phía VNG đã đưa ra thông cáo báo chí, trong đó, Tổng giám đốc VNG Lê Hồng Minh khẳng định: “VNG là công ty Việt Nam với tỷ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam”.
Tuy nhiên, thông cáo không hề đề cập số cổ phần mà Tencent cũng như các cổ đông khác đang nắm giữ. Trong đó, các cổ đông ngoại chiếm 44,64% cổ phần, với những tên tuổi đáng chú ý là Tencent (Trung Quốc), Goldman Sachs (Mỹ) và GIC (quỹ đầu tư của chính phủ Singapore). Mặc dù, thông tin cụ thể tỷ lệ sở hữu của từng nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn là bí mật.
Gần đây, Tencent lại có bóng dáng trong thương vụ đầu tư vào Tiki.vn, thông qua công ty thành viên là JD.com (một đối thủ của Alibaba trong thương mại điện tử). Tiki.vn cũng là công ty thành viên của VNG. Trang TMĐT này xếp hạng 4 trong số các trang web có lượt truy cập cao nhất tại Việt Nam.
Trong khi đó, đối thủ trực tiếp của Tencent là Tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma dường như lại công khai mọi tham vọng. Năm ngoái, Alibaba đã rót thêm 1 tỷ USD vào Lazada để nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần lên 83%, nhằm tăng tốc độ mở rộng tại Đông Nam Á. Lazada là trang TMĐT thành lập bởi Rocket Internet của Đức, bắt đầu xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng 5 năm trước.
Sau khi được Alibaba đầu tư, Lazada trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, với 19,9% lượng truy cập. Ngoài việc sở hữu Lazada, hiện Alibaba có 3 đại lý ủy quyền ở Việt Nam là Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB, Công ty Novaon. Vì không có đại lý ủy quyền độc quyền tại Việt Nam, nên các đại lý ủy quyền của Alibaba sẽ phải cạnh tranh bằng dịch vụ, năng lực tư vấn để thu hút khách hàng cho Alibaba.
Như vậy, thị trường Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) đang trở thành chiến trường tiếp theo của các ông lớn TMĐT Trung Quốc và sắp tới là Amazon.com.
“Chúng ta đã mất những sàn TMĐT lớn chi phối được thị trường về tay nước ngoài. Việc họ có dùng nó để đẩy hàng hoá nước ngoài về Việt Nam hơn là thúc đẩy thương mại nội địa hay không, tôi không bình luận. Còn người tiêu dùng chọn ủng hộ nước nhà hay ủng hộ dịch vụ của ai đó là sự lựa chọn và quyết định của người tiêu dùng. Nhưng tôi khẳng định, TMĐT Việt Nam đã thua trên sân nhà”, ông Bảo nói.
Cũng theo ông Bảo, sắp tới có thể sẽ cổ vũ tinh thần kinh doanh của “ông lớn” duy nhất thuần Việt lúc này là Adayroi.com của Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp VinCommerce, một thành viên của Tập đoàn Vingroup. Adayroi ra đời cách đây 3 năm và có tham vọng trở thành hệ thống bán lẻ số một tại Việt Nam, tiến đến vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025