Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Trường PTTH Lương Thế Vinh lên tiếng khi bị phụ huynh tố trên mạng xã hội
Hoàng Thanh (Infonet) - 26/09/2017 09:01
 
Vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện bức tâm thư của một phụ huynh đã từng có con học tại lớp 10A1.1 với tiêu đề “Bên trong cánh cửa trường Lương Thế Vinh, chưa vơi nụ cười đã rơi nước mắt” đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Bà Văn Thùy Dương – Hiệu phó trường PTTH Lương Thế Vinh (Hà Nội)

Trong bức thư của mình, phụ huynh đã trình bày những bức xúc của mình dẫn tới việc phải chuyển trường cho con. Một trong những bức xúc được nhắc đến là phụ huynh thấy “bất an với cô chủ nhiệm” khi lần lượt các con trong lớp trở thành tội đồ khi bố mẹ liên tục bị mời lên, còn các con liên tục phải viết kiểm điểm và chịu mọi hình thức “phạt”. Rồi việc cô chủ nhiệm đồng thời là giáo viên của một trường công lập  (trường Nguyễn Trãi- quận Ba Đình), vấn đề nhà trường yêu cầu học sinh đến trường học chương trình chính ngay từ tháng 7, việc trường trở thành “lò luyện thi khối A” khi ngang nhiên tổ chức học thêm….

Liên quan đến những bức xúc của vị phụ huynh nói trên, chiều 25/9 PV báo Infonet đã có buổi làm việc cùng bà Văn Thùy Dương – Hiệu phó trường PTTH Lương Thế Vinh (Hà Nội).

Xin bà cho biết quan điểm của mình xung quanh bức tâm thư được cựu phụ huynh nhà trường đăng tải trên mạng xã hội?

Thực tế, trước đó tôi đã nhận được bức tâm thư của cựu phụ huynh học sinh lớp 10A1.1. Tuy nhiên trong bức thư này có nhiều nhận định, đánh giá về trường và tôi nghĩ mình cần thiết phải giải đáp cho phụ huynh và ngay sau đó tôi cũng đã có buổi làm việc với phụ huynh này. Tuy nhiên, sau đó phụ huynh quyết định chuyển trường cho con.

Phụ huynh có nói cô Nguyễn Minh Thu vừa là giáo viên chủ nhiệm lớp 10A1.1 vừa là giáo viên tại một trường công lập trên địa bàn Hà Nội, điều này có ảnh hưởng đến việc cô giảng dạy cũng những quán xuyến các công việc của lớp tại trường Lương Thế Vinh?

Trong buổi làm việc với nhà trường, vị phụ huynh kia đã từng nói “tại sao giáo viên đóng nhiều vai thế”. Điều đó để thấy rằng phụ huynh đã có những nhận định khá “hằn học” với giáo viên.

Bởi lẽ, ở đây cô Thu chỉ đóng một vai duy nhất là giáo viên chủ nhiệm của lớp 10A1.1 . Về giáo viên, tại trường chúng tôi có phân rất rõ có bao nhiêu phần trăm giáo viên cơ hữu, bao nhiêu phần trăm giáo viên thỉnh giảng.

Riêng về giáo viên thỉnh giảng có những giáo viên đang công tác tại các trường phổ thông hay các trường ĐH. Chỉ khi sử dụng nguồn lao động đó thì chúng tôi mới có thể nhìn xa hơn rằng học sinh trường Lương Thế Vinh đang ở mức nào để điều chỉnh việc giảng dạy cũng như nâng cao chất lượng.

Ví như, khi sử dụng giáo viên của trường Chu Văn An hay trường Minh Khai thì chất lượng của chúng tôi có bằng họ hay kém hơn họ? Đó là cách điều hành của nhà trường chứ không phải nhà trường thiếu giáo viên đến mức lấy giáo viên trường khác về dạy trường mình.

Việc giáo viên dạy 2 trường cùng lúc liệu có quán xuyến được hết công việc không thưa bà?

Đương nhiên, khi giáo viên sắp xếp được thời gian họ mới nhận dạy. Hơn nữa, nhà trường cũng đưa ra yêu cầu, cô chủ nhiệm phải có mặt ở trường 3 buổi/tuần và giờ dạy của cô còn những buổi khác là ban giám hiệu sẽ quản lý.

Hiện nay, ngay cả những trường công lập cũng không bắt buộc giáo viên chủ nhiệm phải ở trường tất cả các buổi học. Cô Thu công tác ở trường Lương Thế Vinh được 7 năm. Mỗi năm chúng tôi đều đánh giá chất lượng giáo viên, trong công tác ra đề thi cũng như công tác chủ nhiệm giáo viên này làm rất tốt. Tôi đánh giá đây là giáo viên trẻ, cập nhật thông tin tốt và rất năng động.

Được biết, trước đó, phụ huynh này đã kiến nghị nhà trường đổi giáo viên nhưng không được đáp ứng. Bà có thể cho biết lí do tại sao nhà trường không đồng ý đổi giáo viên?

Khi nhận được phản hồi từ phía phụ huynh và phụ huynh yêu cầu đổi giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi cũng đã mời ban phụ huynh lớp, các phụ huynh hay bị giáo viên mời đến vì các con hay vi phạm kỷ luật nhất xem giáo viên chủ nhiệm có tạo áp lực cho phụ huynh không.

Tuy nhiên, các phụ huynh và cả học sinh (chúng tôi đã trưng cầu ý học sinh) nhưng họ không đồng ý đổi giáo viên và một trong số những lí do được đưa ra là cô Thu làm chủ nhiệm rất tốt và các con đã quen với cách làm việc của cô Minh Thu.

Đơn đề nghị của ban phụ huynh học sinh lớp 11A1.1 về việc không đổi giáo viên

Bà nghĩ sao về việc phụ huynh “tố” nhà trường ngang nhiên tổ chức học thêm?

Không học thêm là gì? Là giáo viên không được bớt giờ trên lớp, phải dạy đủ số tiết số bài và không được phép lôi kéo học sinh về nhà mình dạy thêm hay lôi kéo đến các trung tâm mà mình đang dạy.

Những giáo viên nào vi phạm chúng tôi sẽ kỷ luật ngay thậm chí là cắt hợp đồng với giáo viên đó. Tuy nhiên, làm sao cấm được việc học sinh này học kém và họ có nhu cầu học để hướng dẫn học sinh đó theo kịp các bạn. Trong lớp có những bạn quá kém thì sẽ được giáo viên bổ trợ và dạy phụ đạo cho và đó là nhu cầu của phụ huynh.

Xin cảm ơn bà về cuộc trò chuyện!


Bỏ công chức, viên chức sẽ giải phóng sức ì của giáo viên trường công lập
"Hiện nay không ít giáo viên có tâm lý cố vào bằng được biên chế, cố bám lấy biên chế. Khi được vào biên chế thì họ coi như đã ổn định...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư