-
EVNSPC: Đóng điện thành công 3 công trình 110 kV trước Tết Ất Tỵ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 22/1/2025 -
Chi hơn 19 tỷ USD nhập thép và sản phẩm từ sắt thép -
Kết thúc năm 2024, D2D ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3,4 lần so với năm trước -
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa -
Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh
Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban KHCN&MT Quốc hội và Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình trao danh hiệu Top 10 Sao Khuê 2018 cho đại diện start-up duy nhất trong Top 10. |
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng khẳng định Lễ trao giải Danh hiệu Sao Khuê 2018 là sự kiện rất có ý nghĩa với cộng đồng CNTT của cả nước, đồng thời đánh giá cao vai trò và đóng góp của VINASA, cũng như cộng đồng doanh nghiệp CNTT cả nước cho sự phát triển của ngành CNTT trong thời gian vừa qua.
“Tôi đánh giá cao sáng kiến của VINASA trong việc bổ sung hạng mục sản phẩm, giải pháp và dịch vụ CNTT tiêu biểu trong xu hướng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong chương trình Danh hiệu Sao Khuê năm nay, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam. Có thể nói, Danh hiệu Sao Khuê đã thực sự tạo ra một sân chơi bổ ích cho cộng đồng doanh nghiệp CNTT Việt Nam, đồng thời góp phần quan trọng vào xây dựng thương hiệu, uy tín của các sản phẩm, dịch vụ CNTT Việt Nam, giới thiệu tới thị trường khu vực và quốc tế”, Thứ trưởng phát biểu.
Theo VINASA, chương trình Sao Khuê được VINASA được tổ chức lần đầu vào năm 2003 khi ngành CNTT còn rất non trẻ, doanh thu chỉ xấp xỉ 62 triệu USD với khoảng 5.000 kỹ sư. Đến nay ngành phần mềm và dịch vụ đã có doanh thu trên 8,8 tỉ USD và hơn 200.000 kỹ sư đang làm việc. Tăng trưởng doanh thu đã gấp hơn 1000 lần, doanh thu xuất khẩu phần mềm và dịch vụ năm 2016 đạt 3,052 tỉ USD. Các sản phẩm, giải pháp phần mềm, CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các cơ quan, ngành kinh tế, góp phần vào sự phát triển, làm thay đổi lối sống, cách làm việc của từng con người và toàn xã hội.
Sao Khuê 2018 đã nhận được 103 đề cử từ 80 tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc. Bắt đầu từ tháng 1/2018, sau 3 tháng triển khai và tổ chức, trải qua nhiều vòng đánh giá khắt khe của Hội đồng Giám khảo, kết quả đã có 73 sản phẩm tiêu biểu bao gồm phần mềm và dịch vụ CNTT xuất sắc nhất được lựa chọn để trao danh hiệu.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA cho hay: "Năm nay, ban tổ chức đưa thêm chủ đề mới trong ứng dụng cho cuộc Cách mạng 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn". Qua đó, ông cũng bày tỏ niềm tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ là trung tâm của cuộc Cách mạng 4.0 tại Việt Nam và trên thế giới.
10 sản phẩm, dịch vụ CNTT xuất sắc lọt vào top 10 Sao Khuê năm 2018 bao gồm: Chương trình ngân hàng điện tử BIDV iBank của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Xuất khẩu dịch vụ Chuyển đổi số của Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software); Hệ thống phần mềm Bệnh án và Hồ sơ sức khỏe điện tử ISOFHCARE của Công ty CP Công nghệ ISOFH; Dịch vụ giải pháp Banking của Công ty Giải pháp và Nguồn lực Công nghệ ITSOL; Sàn kết nối tài chính Tima của Công ty CP Tập đoàn TIMA; Tổng đài chuyển mạch di động của Trung tâm nghiên cứu công nghệ mạng Viettel; Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội; Hệ thống quản lý giám sát mạng viễn thông phiên bản 4.0 của Tổng Công ty Mạng lưới Viettel; Giải pháp truyền thông qua màn hình hiển thị VNPT SmartAds của Công ty CNTT VNPT – Tập đoàn VNPT; Trợ lý ảo thông minh Viettel của Trung tâm CNTTT – Tổng Công ty Viễn thông Viettel; Hệ thống phần mềm lưu trữ, phân loại, xử lý, truyền tải tín hiệu truyền hình và thông tin điện tử của Công ty TNHH một thành viên Viễn thông số VTC.
Trong Top 10 Sao Khuê năm nay, ngoài những gương mặt quen thuộc nhiều năm liền ghi tên mình trong các mùa Sao Khuê như Viettel, FPT, BIDV thì xuất hiện một Start-up duy nhất hoạt động trong lĩnh vực Fintech đạt giải đó là Tima.
Tham gia Sao Khuê 2018, doanh nghiệp Tima đăng ký sản phẩm phần mềm duy nhất và đã lọt Top 10 là “Sàn kết nối tài chính Tima”. Đây là một giải pháp công nghệ dùng để kết nối trực tiếp giữa người đi vay và các đối tác cho vay hoàn toàn trực tuyến.
“Trong bối cảnh đa số người dân Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, tài chính truyền thống, Sàn Tima ra đời đã giải quyết bài toán về nhu cầu tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân mọi lúc mọi nơi chỉ thông qua một cửa duy nhất. Việc phát triển đa dạng sản phẩm, mở rộng tập khách hàng, đối tác và quy mô kinh doanh trên toàn quốc trong thời gian sắp tới của Sàn Tima sẽ góp phần vào công cuộc phát triển tài chính toàn diện theo định hướng của chính phủ”, ông Nguyễn Văn Thực, Chủ tịch HĐQT kiêm CTO Tima chia sẻ.
-
Kết thúc năm 2024, D2D ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3,4 lần so với năm trước -
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa -
Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh -
Việt Nam - Hoa Kỳ đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuế cá tra, basa tại WTO -
Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa -
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa