-
Đạt tiêu chuẩn hàng không, CHIN-SU Phở Story đồng hành trên các chuyến bay Vietjet -
Hòa Phát cấp hơn 5.000 tấn thép xây Dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ -
EVNSPC “xuyên đêm” đưa các công trình điện trọng điểm về đích -
AEON Việt Nam lọt Top 3 Doanh nghiệp bền vững ngành thương mại - dịch vụ -
Công ty Thủy điện Sông Tranh về đích kế hoạch năm 2024 trước 31 ngày -
Khởi công, đóng điện hàng loạt dự án 110 kV tại miền Trung - Tây Nguyên
Chia sẻ bên lề Hội nghị đầu tư quốc tế Vietnam Access Day 2018 (VAD 2018) diễn ra từ ngày 13 - 15/3, ông Michel Tosto, Giám đốc điều hành Giao dịch chứng khoán - Khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCI) cho biết, có khoảng 20% trong tổng số nhà đầu tư tham dự VAD 2018 là các nhà đầu tư chưa từng có mặt tại thị trường Việt Nam.
Các nhà đầu tư đặc biệt dành sự quan tâm tới các doanh nghiệp tư nhân sắp niêm yết có mức độ minh bạch cao và có quy trình thực hiện dựng sổ tốt.
Mức độ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với sự kiện VAD 2018 ra sao, thưa ông?
Hội nghị đầu tư quốc tế năm nay do VCI tổ chức thu hút hơn 280 quỹ đầu tư đến từ 24 quốc gia; trong đó, chiếm khoảng 80% là các quỹ đã đầu tư vào thị trường Việt Nam, 20% còn lại là các nhà đầu tư “mới toanh” hoặc vừa bước chân vào thị trường Việt Nam.
Những nhà đầu tư này trước đây từng nói với chúng tôi, quy mô thị trường Việt Nam quá nhỏ để họ quan tâm, nhưng năm nay, họ đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Đây là một tín hiệu tích cực.
Ông Michel Tosto |
Nhà đầu tư ngoại quan tâm nhất đến các lĩnh vực nào của Việt Nam?
Hội nghị năm nay, bên cạnh các ngành quan trọng như tài chính - ngân hàng, bất động sản, chúng tôi tập trung hơn vào các ngành bán lẻ và thương mại điện tử.
Các ngành liên quan đến du lịch như logistics và giao thông vận tải cũng được nhà đầu tư quốc tế quan tâm, trong đó một số doanh nghiệp thu hút sự chú ý như Vietjet, Saigon Cargo SCS và ACV.
Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến các doanh nghiệp nhà nước thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) gần đây như PV Oil, PV Power, BSR…
Các nhà đầu tư ngoại có quan tâm tới các đợt IPO sắp tới hay không, thưa ông?
Họ quan tâm đến IPO doanh nghiệp nhà nước, nhưng nhiều nhà đầu tư bày tỏ họ thất vọng vì lượng thông tin công bố chưa đầy đủ, quy trình chào bán chưa minh bạch tối đa, không sử dụng phương pháp dựng sổ trong chào bán cổ phần, một phương pháp đã trở nên phổ biến trên thế giới. Thực tế cho thấy, trong các đợt IPO doanh nghiệp nhà nước gần đây, đa phần các quỹ ngoại đã hiện diện tại Việt Nam tham gia, chứ chưa có nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới rót tiền.
Chúng tôi nhận thấy nhà đầu tư quốc tế đang có sự quan tâm tới các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy trình dựng sổ tốt, sẵn sàng tổ chức giới thiệu cơ hội đầu tư (roadshow) ra quốc tế để gặp gỡ nhà đầu tư và bản thân các lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàng gặp và giải đáp thắc mắc cho nhà đầu tư. Hiện Công ty Chứng khoán Bản Việt đang tiến hành dựng sổ cho đợt phát hành của Techcombank và nhận ra rõ điều này.
Theo dự báo của chúng tôi, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có thêm nhiều thương vụ bán vốn lớn trong lĩnh vực tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi thích tập trung vào các đợt IPO hơn vì IPO mới là các thương vụ tạo tiếng vang lớn hơn cho Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Chỉ số VN-Index tăng ngoại mục trong thời gian qua, P/E bình quân toàn thị trường Việt Nam đã tiệm cận với các thị trường trong khu vực ASEAN ở mức 19 - 20 lần; trong đó, nhiều cổ phiếu đang giao dịch ở mức P/E rất cao. Liệu định giá thị trường chứng khoán Việt Nam có đang đắt?
So sánh thị trường Việt Nam với các thị trường lân cận thì không đắt, nhất là khi đặt mức định giá của Việt Nam bên cạnh câu chuyện tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) nhanh.
Các nhà đầu tư đang dần quen với việc Việt Nam là thị trường quan trọng của khu vực ASEAN và niềm tin này sẽ không suy giảm ít nhất là trong ngắn hạn, khi mà tới đây sẽ diễn ra nhiều cuộc IPO, niêm yết mới thú vị. Thanh khoản thị trường cũng khá tích cực, hiện đã vượt so với thị trường Philippines và tôi tin tưởng, trong 2 - 3 năm nữa sẽ vượt Malaysia.
Việt Nam có những lợi thế nổi bật như nền kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát kiểm soát tốt và tỷ giá ổn định, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dồi dào. Kinh tế Việt Nam cũng đang có độ mở cao, nhiều đối tác thương mại, đầu tư. Chính những yếu tố trên đã tạo nên sự hấp dẫn và củng cố niềm tin cho nhà đầu tư. Điều này còn quan trọng hơn so với việc P/E thị trường đã tăng đáng kể.
Điểm cộng tích cực cho thị trường Việt Nam là thông tin ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc tham gia CPTPP cho thấy Việt Nam sẵn sàng hội nhập quốc tế. Nhưng đây không phải yếu tố mấu chốt, quyết định việc nhà đầu tư nước ngoài có rót vốn vào Việt Nam hay không. Chắc chắn, sẽ không có chuyện nhà đầu tư nước ngoài rót vốn hay rút vốn khỏi Việt Nam chỉ vì CPTPP.
Có nhiều kỳ vọng vào việc thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong năm 2019 và yếu tố này giúp Việt Nam thu hút thêm dòng vốn gián tiếp từ bên ngoài. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
Theo tôi, Việt Nam nên ở trong nhóm cận biên trước khi tích lũy nội lực đủ mạnh để có thể thành ngôi sao sáng trong nhóm thị trường mới nổi của MSCI, thay vì “leo lét” như trường hợp của Pakistan sau khi được nâng hạng.
Theo con số chưa được kiểm chứng từ bộ phận nghiên cứu của các công ty chứng khoán nước ngoài, tổng nguồn vốn của các quỹ đầu tư vào các thị trường cận biên khoảng 20 tỷ USD; trong đó, lượng vốn chảy vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng 16%, tương đương 3 tỷ USD. Trong khi đó, dòng vốn chảy vào thị trường mới nổi thì thật sự hấp dẫn, lên đến 1.000 tỷ USD. Nhưng quan trọng là nếu lọt vào nhóm thị trường mới nổi, Việt Nam có đủ sức thu hút dòng vốn này hay không.
Lấy thị trường chứng khoán Pakis-tan làm ví dụ: Hiện Pakistan chỉ thu hút 0,07% dòng vốn từ các quỹ đầu tư quốc tế vào nhóm thị trường mới nổi. Tính toán trên con số 1.000 tỷ USD ở trên thì có nghĩa chỉ có 700 triệu USD, nhỏ hơn nhiều con số 3 tỷ USD ước lượng vào Việt Nam.
Dòng vốn ngoại từng tăng đến 40% vào Pakistan trong giai đoạn kỳ vọng được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi, nhưng khi việc nâng hạng chính thức diễn ra, dòng vốn này lại sụt giảm tới 40% do nhiều nhà đầu tư cũ tranh thủ chốt lời. Các nhà đầu tư mới thì lại không quan tâm đến Pakistan vì quốc gia này chỉ chiếm vỏn vẹn 0,07% trong danh sách thị trường mới nổi.
Chính vì vậy, nếu thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng trưởng và lớn mạnh để có thể chiếm được 1% vốn đầu tư vào thị trường mới nổi thì việc nâng hạng thị trường mới thực sự có ý nghĩa. Còn không, việc nằm ở nhóm thị trường cận biên cũng không phải là quá tệ.
-
Đàm phán cam kết về hải quan, tạo thuận lợi thương mại trong các FTA -
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh -
Công ty Thủy điện Sông Tranh về đích kế hoạch năm 2024 trước 31 ngày -
Khởi công, đóng điện hàng loạt dự án 110 kV tại miền Trung - Tây Nguyên -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 4/12/2024 -
Lũy kế 11 tháng năm 2024, doanh thu toàn TKV đạt 150.157 tỷ đồng -
Người lao động EVNGENCO1 không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô