
-
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng -
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã
![]() |
Hạn hán và xâm nhập mặn là một trong các nguyên nhân khiến World Bank hạ dự báo tăng trưởng Việt Nam (Ảnh: Internet) |
Trong Báo cáo Cập nhật Kinh tế Đông Á Thái Bình Dương công bố sáng nay (11/4), Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã công bố dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam 2016 ở mức 6,5% theo văn bản chính thức.
Nhưng ngay sau đó, World Bank đã đính chính lại dự báo này, hạ mức dự báo tăng trưởng GDP chỉ còn 6,2%.
Trái với dự báo lạc quan của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) được công bố tháng 3/2016 về mức tăng trưởng GDP 6,7% cho năm 2016, World Bank đã đưa ra con số dự báo thận trọng hơn.
“Chúng tôi đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào phút chót do có những diễn biến mới phải cập nhật”, ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia kinh tế trưởng của World Bank tại Việt Nam cho biết.
Theo giải thích của vị chuyên gia này, 2 yếu tố tác động đến việc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam gồm:
Thứ nhất, sự suy giảm chung của nền kinh tế toàn cầu, cùng với xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra sự tăng trưởng âm trong nông nghiệp trong quý I/2016. Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng GDP trong quý I/2016 của Việt Nam chỉ đạt 5,46% so với mức 6,12% trong quý I/2015.
Thứ hai, nhu cầu của các nước bên ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm. Trong quý I, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm rất nhiều.
Tăng trưởng xuất khẩu năm 2015 đã giảm xuống mức 8% (mức tăng năm 2014 là 13,8%) do giá thực phẩm và giá nguyên vật liệu giảm, và chỉ được bù trừ phần nào bởi tăng xuất khẩu sản phẩm chế tạo.
“Chúng tôi không muốn quá nhấn mạnh, nhưng điều chúng tôi lo ngại là khu vực FDI - vốn là nguồn tăng trưởng xuất khẩu chính của Việt Nam cũng thể hiện sự giảm sút trong xuất khẩu trong những quý vừa qua”, ông Sandeep cho hay.
Cũng theo dự báo của World Bank, lạm phát 2016 của Việt Nam sẽ ở mức 3,5%. Nợ công tăng lên ở mức 63,8% GDP.

-
Bổ sung ưu đãi trong đấu thầu nhằm phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
-
Thái Bình thông qua 2 đề án lớn về tổ chức hành chính và sáp nhập tỉnh
-
Thủ tướng: Những công trình góp phần định vị hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới
-
Khánh thành Dự án đầu tư xây dựng mở rộng trụ sở làm việc Cơ quan Bộ Tài chính
-
Thủ tướng nêu 6 bài học kinh nghiệm đầu tư đúng tiến độ các dự án hạ tầng -
Phát huy tinh thần "thần tốc, táo bạo" trong xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm -
Hải Phòng và Hải Dương sau hợp nhất dự kiến có 114 đơn vị hành chính cấp xã -
Tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước -
Hà Nội lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước 21/4 -
Trật tự cũ đang rạn vỡ: Việt Nam và thế giới trong cuộc “cách mạng không trung tâm” -
Sáp nhập các địa phương: Không phân lẻ đô thị thuộc tỉnh thành các phường
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu