-
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán -
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ
Dây chuyền may của Công ty Desung Global (Cụm công nghiệp Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) |
Thành quả “tỷ đô” từ cách xúc tiến độc đáo
Trong những tháng đầu năm 2017, Solkiss - một tập đoàn đến từ Hàn Quốc đang “âm thầm” nghiên cứu, xúc tiến để sớm đầu tư xây dựng nhà máy điện sạch tại tỉnh Yên Bái. Với ý tưởng đầu tư Dự án Điện năng lượng mặt trời trên hồ Thác Bà, công suất dự kiến của nhà máy là 500 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng. Dự án này có thể coi là thành quả từ chuyến công tác Hàn Quốc, tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Yên Bái hồi đầu năm nay của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà. Trong số 150 doanh nghiệp Hàn Quốc tham dự Hội nghị này, cùng với việc ký biên bản ghi nhớ về việc triển khai thủ tục đầu tư vận hành dự án nói trên của Solkiss, nhiều doanh nghiệp khác cũng cho biết dự định sẽ khảo sát đầu tư vào Yên Bái.
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hàn Quốc, ông Phạm Hữu Chí đánh giá, đây là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao nhất ở một tỉnh của Việt Nam dẫn đầu đoàn công tác tổ chức hội nghị như thế này tại Hàn Quốc, thể hiện rõ quyết tâm của Yên Bái trong việc hợp tác thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Mặc dù vậy, đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc, tỉnh Yên Bái không phải là địa chỉ xa lạ. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, thay vì tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư có quy mô lớn, Yên Bái lại xúc tiến đầu tư theo “chuyên đề” tập trung vào các doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến và có vị trí cao trong bảng xếp hạng vốn FDI tại Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Cách làm độc đáo này đã mang lại kết quả tích cực trong thu hút FDI của Yên Bái. Ngoài dự án của Solkiss, tỉnh Yên Bái cũng đã tạo điều kiện thuận lợi, xúc tiến tìm hiểu đầu tư cho một dự án điện sạch khác là Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy điện sạch khí nén Kinetic Yên Bái, với công suất thiết kế 140 MW, có tổng vốn đầu tư 297 triệu USD của liên doanh Phi Group (Hoa Kỳ) và CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hùng Vương.
Bên cạnh đó, có thể kể đến các dự án lớn khác như: Dự án chăn nuôi, chế biến thỏ công nghệ cao của Công ty TNHH Nippon Zoki Việt Nam (Nhật Bản) có tổng vốn đầu tư 78,6 triệu USD, bước đầu đã có kết quả tốt. Dự kiến, năm 2017 kế hoạch thực hiện khoảng 18 triệu USD. Dự án đầu tư nhà máy sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế và nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty Han Kook Pharmed (Hàn Quốc) với tổng mức đầu tư dự kiến cả 2 giai đoạn là 620 triệu USD.
Số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái cho biết, tính đến cuối tháng 5/2017, đã có 22 dự án FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh, tổng vốn đăng ký 213,65 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp, thương mại và du lịch.
Lời cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp
Không phải ngẫu nhiên mà Yên Bái trở thành điểm đến mới của những dự án FDI trong vài năm trở lại đây.
Ngay từ khi tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai chính thức đi vào khai thác, rút ngắn đáng kể thời gian kết nối Yên Bái tới các tỉnh, thành phố khác như Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng…, tỉnh Yên Bái đã sớm “chớp” thời cơ để thu hút đầu tư các dự án lớn về sản xuất công nghiệp, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dự án về nông nghiệp công nghệ cao.
Cùng với cách làm xúc tiến đầu tư độc đáo, Yên Bái cũng tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhất là hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ; công khai, minh bạch hóa toàn bộ thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng, thành lập doanh nghiệp; thực hiện thanh tra, kiểm tra không quá 1 lần/năm… kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hình thành dự án cũng như trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua khảo sát doanh nghiệp, đối thoại doanh nghiệp, cà phê doanh nhân; đưa tỉnh Yên Bái lọt vào top 30 - 40 trên Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ và giúp đỡ các nhà đầu tư đang thực hiện đầu tư và các nhà đầu tư đang thực hiện chuẩn bị đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư trên địa bàn.
Những giải pháp ấy là lời khẳng định cho phương châm: “Các nhà đầu tư đến Yên Bái là công dân Yên Bái, sự thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh”, tiếp tục thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với mảnh đất đầy tiềm năng này.
-
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tình hình triển khai dự án Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông -
Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 "địa chỉ" giải ngân đầu tư công đạt thấp -
Lại nới tiến độ toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Kinh tế phục hồi hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024