
-
Trục lợi nhà ở xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
-
TP.HCM sẽ mở rộng khu vực và các dự án được miễn giấy phép xây dựng
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư
Mối lo của doanh nghiệp địa ốc là có cơ sở, được cảnh báo từ lâu và thực tế đã cho thấy, có những dự án vắng bóng người sinh sống liên quan đến vấn đề hạ tầng giao thông. Chẳng hạn, Khu biệt thự Khang An tại quận 9, Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi hiện trong cảnh hoang vắng dù hạ tầng giao thông trong khu dân cư rất hoàn hảo, song hạ tầng giao thông kết nối với bên ngoài lại không như mơ.
Tình trạng trên cũng đang có nguy cơ diễn ra trên diện rộng. Một ví dụ điển hình là đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh). Tuyến đường này chỉ dài khoảng 1 km, rộng khoảng 5 m kết nối ra Bến xe Miền Đông, nhưng đang gánh trên vai 3 dự án bất động sản lớn (Chung cư Thủy lợi, Chung cư Saigonres Plaza và Chung cư Richmond City).
![]() |
Hiện dân số TP.HCM đã phát triển lên tới hơn 10 triệu người nên hạ tầng giao thông cũ không đáp ứng được theo nhu cầu thực tế |
Trong khi đó, dù hạ tầng giao thông tới Sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải thì quanh đây lại mọc lên khá nhiều dự án bất động sản, như đường Hồng Hà chỉ dài chưa tới 1 km và rộng khoảng 5 m đang phải gánh tới 5 dự án bất động sản.
Tại khu Đông, đường Đỗ Xuân Hợp quận 9 cũng đang gồng mình gánh 4 dự án bất động sản lớn, với gần 4.000 căn hộ. Tại khu Tây Bắc, các tuyến đường kết nối là Cộng Hòa, Trường Chinh luôn trong tình trạng kẹt xe, dù ngày lẫn đêm, dẫn tới cảnh thị trường nơi đây ảm đạm, chỉ phát triển đất nền giá rẻ, chứ ít có dự án chung cư dù quỹ đất còn rất nhiều.
“Cái sợ nhất là dự án được xây dựng, nhưng hạ tầng kết nối không đảm bảo, nên khách hàng sẽ không tìm tới. Chẳng hạn, Dự án Bella Villa tại khu Tây Bắc của chúng tôi, vì hạ tầng giao thông không thuận lợi, đường xuống cấp, không được tu bổ và tình trạng kẹt xe diễn ra phổ biến, nên chưa thể mở bán đúng hẹn vào đầu năm”, ông Trần Đức Vinh, Công ty Cổ phần Bất động sản Trần Anh Long An cho biết.
Không chỉ dự án của công ty này gặp khó, những dự án lớn như River City trên đường Đào Trí (quận 7) cũng vắng bóng khách hàng quan tâm, bởi đường kết nối không thuận lợi.
Ông Nguyễn Huy Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Xây dựng bất động sản Bản Việt (BANVIETLAND) lo ngại rằng, năm 2017 sẽ có nhiều khó khăn trong việc bán hàng và bung hàng của các doanh nghiệp địa ốc, với lý do chính là hạ tầng giao thông và tình trạng kẹt xe.
“Cái khó này được cảnh báo từ lâu, nhưng chưa được xử lý ngay từ đầu, nên tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn. Do vậy, năm 2017, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn trong phát triển dự án. Để giải quyết vấn nạn này, theo tôi, lãnh đạo Thành phố cần yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư dự án phải đầu tư hạ tầng giao thông kết nối để đồng bộ hóa hạ tầng giao thông, thoát khỏi cảnh hạ tầng bó chân doanh nghiệp và dự án”, ông Vũ đề xuất.


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, việc phát triển đô thị phải song hành với phát triển hạ tầng giao thông. Trước đây, TP.HCM chỉ thiết kế cho khoảng 3 triệu người sinh sống, nhưng giờ dân số đã phát triển lên hơn 10 triệu người, nên hạ tầng giao thông cũ không thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, TP.HCM đã có nhiều giải pháp giao thông công cộng, như xây dựng tuyến xe buýt, đường cao tốc trên cao…, song việc này cũng còn hạn chế do phụ thuộc vào ngân sách của nhà nước.
“Với thực tế hiện nay, để thị trường không gặp khó, các doanh nghiệp địa ốc phải tham gia phát triển hạ tầng giao thông khi thực hiện dự án”, ông Châu đề nghị.
Trong khi đó, ông Ban Gray Mrics, Giám đốc Đầu tư của Cushman và Wakefiel Việt Nam cho rằng, để thị trường bất động sản TP.HCM phát triển mà không gặp khó vì hạ tầng giao thông, thì chính quyền Thành phố phải tiếp tục có những giải pháp mạnh mẽ để phát triển hạ tầng giao thông, hợp lý hóa các quy phạm pháp luật đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, thậm chí khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối dự án bất động sản. Thực tế, hiện có một số doanh nghiệp xin được phát triển hạ tầng giao thông kết nối dự án như Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh xin được xây dựng hầm chui Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình)…
-
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư -
Tránh xung đột lợi ích trong mô hình bất động sản “livehouse” -
Khu Đông Bắc TP.HCM: “Toạ độ vàng” hút dòng tiền đầu tư sau sáp nhập -
Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
1 Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản
-
2 Đầu tư từ Hoa Kỳ “dẫn dắt" dòng vốn ngoại vào Việt Nam
-
3 Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
4 “Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
5 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
TP.HCM: Điều chỉnh phương án để đưa rước cán bộ, công chức đến nơi làm việc
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới