-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Thanh toán tiền điện, nước không tiền mặt được đẩy mạnh
Theo ông Trần Mạnh, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh cho biết: “Tính trong tháng 3, lượng khách hàng thanh toán tiền nước bằng hình thức không sử dụng tiền mặt đã tăng đến 30% so với tháng 2. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi công ty thưc hiện đẩy mạnh thanh toán điện tử từ đầu năm 2019 đến nay theo Quyết định số 507/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 về việc đẩy mạnh thành toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công”.
Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh hướng dẫn khách hàng thanh toan không dùng tiền mặt |
Cụ thể, trong tháng 3/2020, số hoá đơn thu qua ngân hàng và kênh thanh toán trung gian chỉ chiếm 17,5% nhưng doanh thu của tổng số hoá đơn này đã chiếm 41,8% tổng doanh thu số hoá đơn thu được.
Còn theo đại diện của Công ty Điện lực Quảng Ninh thì hết tháng 3, lượng hoá đơn thanh toán không dùng tiền mặt đã đạt 64,24%. Dự kiến trong tháng 4 này cũng sẽ có sự tăng mạnh do người dân tuân thủ việc thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại. Công ty cũng chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền và hướng dẫn đến từng hộ dân về việc thực hiện việc thanh toán qua các kênh thanh toán trung gian hoặc qua ngân hàng.
Như tại Hạ Long, từ đầu tháng 3/2020, Điện lực Hạ Long đã có văn bản số 255/ĐHL-TCKT gửi 20 UBND phường trực thuộc UBND thành phố Hạ Long đề nghị các phường phối kết hợp phổ biến tới tận các tổ dân trong việc tiếp cận sử dụng dịch vụ tiện ích thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt.
Ông Nguyễn Trác Ninh, Phó Chủ tịch UBND Phường Yết Kiêu cho biết, phường đã triển khai phổ biến đến các tổ dân khu phố phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt, tăng hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho người dân và an sinh xã hội.
Dịch vụ công trực tuyến được sử dụng hiệu quả
Theo thông tin từ Cục Hải quan Quảng Ninh, hết quý I/2020, đơn vị này đã triển khai 129/150 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 4 dành cho cấp cục và cấp chi cục, chiếm 86% tổng số thủ tục hành chính thực hiện tại đơn vị. Trong số này, 120 thủ tục đã được cung cấp DVCTT ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 93%).
Cũng trong quý I, mỗi ngày, các chi cục trực thuộc Cục Hải quan Quảng Ninh đã tiếp nhận và trả kết quả xử lý cho trên 200 bộ hồ sơ đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa và hồ sơ liên quan đến 15 bộ, ngành qua mạng. Hiện tại, thời gian xử lý xong cho một bộ hồ sơ làm thủ tục thông quan chỉ còn trên 7 phút.
Còn các Trung tâm hành chính công tại Quảng Ninh cũng đang áp dụng tối đa các giải pháp công nghệ trực tuyến để giảm lượng người dân đến thực hiện các thủ tục hành chính trực tiếp. Hiện nay, Quảng Ninh đã cung cấp trên 1000 thủ tục, chiếm gần 90% thủ tục hành chính cấp tỉnh trên môi trường mạng ở mức độ 3,4.
Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh là đầu mối thực hiện giải quyết hơn 1.400 thủ tục hành chính. Nhưng khi Quảng Ninh thực hiện các biện pháp cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 thì từ 01/4, thì Trung tâm này chỉ tiếp nhận những thủ tục yêu cầu phải tiếp nhận, xác minh và xử lý trực tiếp như thủ tục cấp, đổi giấy phép lái xe; thủ tục cho doanh nghiệp thuộc nhóm sản xuất, kinh doanh hàng hóa thiết yếu...
Các thủ tục cần thiết khác, người dân được tuyên truyền, vận động để nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công Quảng Ninh dichvucong.quangninh.gov.vn. Trong 15 ngày (từ 01-15/4), Trung tâm đã tiếp nhận 239 hồ sơ, trong đó có 70 hồ sơ trực tuyến, 68 hồ sơ qua bưu điện. Trung tâm cũng đã gửi 530 tính nhắn trả lời và trả 954 kết quả qua đường bưu điện.
Kỳ họp thứ 16 HĐND Quảng Ninh khoá XIII diễn ra dưới hình thức trực tuyến. |
Không chỉ các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không tiền mặt được nhiều người dân lựa chọn hơn, mà tại Quảng Ninh, nhiều cuộc họp của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị cũng đã áp dụng hình thức họp trực tuyến. Đến cả kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn ra vào ngày 31/3/2020 cũng dưới hình thức trực tuyến.
Điều này đã tạo một thói quen tiêu dùng không tiền mặt và sử dụng công nghệ thông tin trong người dân, cũng như tạo lập phương thức làm việc mới trên nền tảng công nghệ đối với các cơ quan nhà nước. Đây là tiền đề tốt để Quảng Ninh thực hiện thành công việc xây dựng Chính quyền điện tử, cũng như thành phố thông minh.
-
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng -
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025