-
Cảng Quốc tế Long An sẵn sàng khai thác container đi quốc tế -
Hàng loạt doanh nghiệp Hoa Kỳ sắp đến TP.HCM triển khai thỏa thuận đã ký kết -
Đà Nẵng - “đất lành” cho khởi nghiệp -
Logistics thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng -
“Bệ phóng” cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông -
Khu công nghiệp Cái Mép - “địa chỉ đỏ” hút dòng vốn mới
Cả nước hiện có 163 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. |
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, tính đến ngày 3/10/2024, cả nước có 163 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Số thương nhân này đăng ký kinh doanh tại 23 tỉnh, thành phố.
So với hơn 1 năm trước, số thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu gạo đã giảm đi nhiều. Thời điểm tháng 8/2023, cả nước có tới 210 thương nhân, trong đó TP.HCM có số lượng lớn nhất với 47 thương nhân, Cần Thơ 42, Long An 25 thương nhân.
Trong danh sách vừa công bố, TP.HCM dẫn đầu với 38 thương nhân; tiếp theo là TP Cần Thơ với 35 thương nhân; Long An có 22 thương nhân; các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp mỗi địa phương có 14 thương nhân; Hà Nội có 10 thương nhân.
Các tỉnh, gồm: Thái Bình, Tiền Giang mỗi địa phương có 4 thương nhân; Kiên Giang có 3 thương nhân; các địa phương: Hưng Yên, Nghệ An, Tây Ninh, Sóc Trăng, Thừa Thiên-Huế mỗi địa phương có 2 thương nhân.
Ngoài ra, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang mỗi địa phương có 1 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Gạo là loại nông sản có doanh thu xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong 9 tháng năm 2024. Liên tiếp 2 tháng gần nhất, sản lượng gạo xuất khẩu đều vượt 800.000 tấn/tháng, doanh thu trên nửa tỷ USD.
Cụ thể, tháng 8, xuất khẩu 863.000 tấn, trị giá 510 triệu USD, tháng 9 đạt 838.000 tấn, trị giá 510 triệu USD. Lũy kế 9 tháng, ngành gạo xuất khẩu 6,98 triệu tấn, doanh thu 4,35 tỷ USD, tăng 8,9% về lượng, tăng 23% về trị giá so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khả quan, khi giá xuất khẩu trong 9 tháng tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm trước.
Năm nay, Việt Nam dự kiến xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo và quý còn lại của năm 2024, đơn hàng xuất khẩu gạo vẫn tích cực.
Nguồn cung gạo của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất hạn chế từ tháng 7 năm ngoái tiếp thêm dư địa tăng trưởng cho hoạt động xuất khẩu gạo nước ta.
Tuy nhiên, mới đây Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati của Ấn Độ và giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống còn 10%. Các quốc xuất khẩu gạo chủ lực, trong đó có Việt Nam, Pakistan, Thái Lan có khả năng bị tác động từ chính sách này. Giá gạo xuất khẩu dự báo sẽ giảm do nguồn cung tăng.
Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ lưu ý, nông dân và các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam nên tiếp tục theo dõi các động thái xuất, nhập khẩu của Ấn Độ cũng như của các nước trên thế giới.
-
Đà Nẵng - “đất lành” cho khởi nghiệp -
Logistics thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng -
“Bệ phóng” cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông -
Khu công nghiệp Cái Mép - “địa chỉ đỏ” hút dòng vốn mới -
Doanh nghiệp cảng biển gia tăng dịch vụ trọn gói -
Xây lắp Hải Long - 25 năm kiên định với sứ mệnh “Xây dựng để trường tồn” -
Thâu tóm Sabibeco, Sabeco vươn tới “ngôi vương”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/11 -
2 Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn -
3 Quốc hội thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, sửa một số luật về đầu tư -
4 Đón non-prefunding, công ty chứng khoán nào có lợi thế? -
5 Coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng đánh giá cán bộ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon