-
Gợi ý danh mục đầu tư 2025 tiềm năng theo thuyết ngũ hành -
Những doanh nhân tuổi Tỵ có hàng nghìn tỷ đồng trên sàn chứng khoán -
Chứng khoán Việt Nam năm 2025: Kỳ vọng những thay đổi lớn -
Vinamilk về đích năm 2024: Doanh thu nước ngoài tăng trưởng cao nhất 5 năm, nội địa phục hồi -
Đầu năm Ất Tỵ, thử xem "phong thủy" cho ngành chứng khoán -
Lợi nhuận Sacombank vượt 20% chỉ tiêu năm 2024
CTCK MB (MBS)
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB – sàn HOSE) đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2016 là 7.500 tỷ đồng, chỉ tăng 10% so với 2015, trong khi MBS dự báo có thể đạt 8.692 tỷ đồng, tăng mạnh 27,3% so với 2015.
Bên cạnh đó, VCB tiếp tục khẳng định là một ngân hàng vượt trội về nhiều mặt: Chất lượng tài sản tốt nhất, lợi thế chi phí vốn thấp nhấp, đứng đầu ở nhiều sản phẩm dịch vụ và có cấu trúc thu nhập được đa dạng hóa tốt.
Vì vậy, chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị MUA. Động lực tăng giá cổ phiếu (catalysts) trung hạn là dự báo tăng trưởng lợi nhuận vượt kế hoạch và kỳ vọng; dài hạn hơn, VCB là ngân hàng dẫn đầu ngành, còn nhiều dư địa tăng trưởng và cải thiện khả năng sinh lời.
Định giá: Trước khi thực hiện định giá mục tiêu 12 tháng, chúng tôi lưu ý mức giá mục tiêu được đề cập trong báo cáo này trong điều kiện VCB sẽ thực hiện phát hành 35% cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu trong năm 2016. Theo đó, giá thị trường của cổ phiếu VCB sẽ điều chỉnh tương ứng. Nếu thị giá cổ phiếu VCB giữ nguyên mức hiện tại 42.500 đồng, tại thời điểm phát hành 35% cổ phiếu thưởng, giá điều chỉnh tương ứng về mức 31.500 đồng.
Chúng tôi xác định giá mục tiêu 12 tháng VCB ở mức 36.800 đồng, upside 16,8% (so với giá điều chỉnh là 31.500 đồng) theo 2 phương pháp so sánh P/B lịch sử và phương pháp P/B hợp lý (justified P/B).
2. TTF: Xem xét bán ra trong ngắn hạn
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Giá TTF của CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành đang chạm đến vùng kháng cự khá mạnh 27.3-28.5, vùng có sự hội tụ của nhiều ngưỡng cản như: đường MA100, ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% (của nhịp giảm từ tháng 01/2016 đến đầu tháng 04/2016), khoản gap hình thành trong phiên giao dịch ngày 02/03/2016 và biên mây Kumo trong Ichimoku Kinko Hyo.
Trước đó, TTF đã vượt qua một cách dễ dàng đường xu hướng giảm ngắn hạn bắt đầu từ 01/2016. Điều này thường sẽ làm xuất hiện diễn biến điều chỉnh để test lại đường này.
Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch của TTF cũng không thực sự tích cực trong quá trình tăng từ đầu tháng 04/2016, khi liên tục trồi sụt quanh ngưỡng bình quân 20 phiên.
Do đó, nhiều khả năng diễn biến điều chỉnh tích lũy sẽ xuất hiện ra khi TTF chạm đến vùng kháng cự 27.3-28.5.
Vì vậy, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu cho mục tiêu ngắn hạn có thể xem xét bán ra khi giá TTF chạm đến vùng 27.3-28.5. Kỳ vọng có thể mua trở lại ở vùng 24.6-25. Hoặc mua lại khi giá TTF tăng vượt ngưỡng 30.6.
-
Đầu năm Ất Tỵ, thử xem "phong thủy" cho ngành chứng khoán -
Lợi nhuận Sacombank vượt 20% chỉ tiêu năm 2024 -
Vừa báo lỗ 50 tỷ, Chứng khoán APG lại nhận thêm loạt án phạt -
PJICO vượt kế hoạch lợi nhuận, tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 10% -
Phiên giao dịch chứng khoán cuối năm Giáp Thìn: Cổ phiếu vừa và nhỏ hút dòng tiền -
TTC AgriS hoàn thành hơn 50% kế hoạch niên độ 2024-2025 -
PNJ thu về 37.823 tỷ đồng doanh thu thuần và 2.115 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết