Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 05 tháng 05 năm 2024,
20 loại thực phẩm giúp phòng và chữa bệnh ung thư (P1)
Đ.T - 30/08/2013 22:11
 
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố rất quan trọng nhất đối với sức khỏe của chúng ta. Cho tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa yếu tố dinh dưỡng và nguy cơ phát sinh ung thư ở các vị trí khác nhau. Vì vậy, hãy kiểm soát những thứ mà bạn ăn một cách có khoa học để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất. >>> >>>
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố rất quan trọng nhất
đối với sức khỏe của chúng ta

1. Rau bina (hay còn gọi là rau chân vịt)

Các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu glycol - chất dinh dưỡng trong rau bina và phát hiện ra rằng loại rau này có khả năng tiêu diệt sự phát triển những tế bào ung thư và các khối u.

Rau bina hữu ích trong việc ngăn ngừa một số loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt.

2. Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa một lượng Vitamin B2 và Vitamin E khổng lồ, là những chất dinh dưỡng giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Thực phẩm này có tác dụng tốt trong việc làm giảm căng thẳng. Hạnh nhân rất giàu chất xơ, có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư trực tràng và ung thư ruột kết.

3. Yến mạch

Bột yến mạch có tác dụng làm giảm căng thẳng. Chúng chứa các hóa chất thực vật có khả năng ngăn ngừa ung thư. Chúng giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Yến mạch cũng giống như bất kỳ loại ngũ cốc khác, chúng cung cấp lượng carbohydrates cao, điều này khiến cơ thể bạn được tiếp thêm năng lượng.

4. Quả việt quất

Mỗi khi bạn căng thẳng, cơ thể bạn rất cần những chất chống oxy hóa và vitamin C – chúng giúp bạn được thoải mái hơn. Quả việt quất là một trong nhưng thực phẩm giúp bạn được điều này.

Ngoài ra chúng còn là thực phẩm ngăn ngừa ung thư, ví dụ ung thư ruột kết, ung thư vòm họng.

5. Cam

Sự mệt mỏi căng thẳng nhanh chóng được hạ nhiệt mỗi khi bạn tiêu thụ vitamin C và cam chứa lượng Vitamin C lớn.

Các nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức nghiên cứu công nghiệp đã chứng minh rằng khi cơ thể bạn tiêu thụ loại trái cây này, bạn có khả năng giảm thiểu nguy cơ ung thư lên đến 50% trong miệng, dạ dày và thanh quản.

6. Cà chua

Chế độ ăn từ 3-4 bữa cà chua một tuần kết hợp với 1-2 bữa đậu nành hàng ngày có thể giúp ngăn chặn hiệu quả căn bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Tác dụng sẽ còn cao hơn nếu như ăn các sản phẩm tươi như cà chua nguyên quả và sữa đậu nành chưa qua nhiều công đoạn chế biến.

7. Đậu nành

Đậu nành cso nhiều chất đạm hơn thịt, nhiều canxi hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino axit cần thiết mà cơ thể không tạo ra được thì đều có trong đậu nành.

Ăn đậu nành không chỉ tốt cho tim mạch, giảm sỏi thận mà còn ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Ngoài ra Peptide từ đậu nành giúp làm giảm thiểu di căn ung thư đại tràng.

8. Bắp cải

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn nhiều rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh và cải bruxen giúp chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi.

Tuy nhiên, tác dụng này không loại trừ được tác hại của thuốc lá, nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Đểphòng chống ung thư phổi tốt nhất là hãy bỏ hút thuốc lá (hoặc đừng bao giờ hút). Càng bỏ hút thuốc lá sớm thì càng tốt.

Thậm chí nếu bạn đã hút trong nhiều năm thì việc bỏ hút thuốc cũng vẫn không bao giờ là quá muộn.

9. Bông cải xanh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ăn nhiều rau họ cải như cải bắp, bông cải xanh và cải bruxen giúp chống lại sự phát triển của bệnh ung thư phổi. Cách chế biến tốt nhất là hấp rau vì sulforaphane được giữ lại nhiều nhất khi nấu trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 60 độ C, hoặc hấp trong vòng 4 phút đủ chín vừa.

10. Rong biển

Là thực phẩm hàng đầu chống ung thư vú. Rong biển không chỉ giàu vitamin E và chất xơ, mà còn phong phú về hàm lượng i-ốt. Các nhà khoa học tin rằng thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư vú, do đó, ăn rong biển có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú.

Bs Quản Thị Mơ – Trưởng khoa Hóa chất Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết:

Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay là suy kiệt cơ thể, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng thậm chí suy kiệt trầm trọng hơn.

Ăn đúng trước, trong và sau khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được những bất lợi do các tác dụng phụ của phương pháp điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.

(Còn tiếp)

Thực phẩm chức năng: Thần dược hay mua bệnh?
Hiện trên thị trường có hàng ngàn loại thực phẩm chức năng (TPCN) được quảng cáo như “thần dược” giúp chị em luôn phơi phới sắc xuân,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư