CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Nhu cầu đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường của CTCP Nhựa và Môi trường xanh An Phát (mã AAA) như bao bì nhựa tự hủy của An Phát sẽ tiếp tục gia tăng.

Bên cạnh đó, việc đưa vào hoạt động 2 nhà máy số 6 và số 7, giúp tăng gấp đôi công suất và tổng tài sản của An Phát, được kỳ vọng sẽ mang lại tăng trưởng vượt bậc cho công ty đặc biệt tại thị trường Mỹ và Nhật Bản.

Tuy nhiên, một số rủi ro khi đầu tư vào AAA như rủi ro tiêu thụ đầu ra đối với các nhà máy chuẩn bị được đưa vào hoạt động.

Rủi ro tài chính cao khi nhà máy mới được tài trợ phần lớn bởi nợ vay. Chi phí tài chính và khấu hao gia tăng có thể làm giảm lợi nhuận trong ngắn hạn.

Ngoài ra, AAA còn rủi ro từ việc pha loãng cổ phiếu khi 245.000 chứng quyền còn lại được thực hiện thành 24,5 triệu cổ phiếu phổ thông năm 2018.

Với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tương ứng ở mức 2.900 tỷ đồng và 200 tỷ đồng, cổ phiếu AAA đang được giao dịch ở mức EPS dự phóng là 3.384 đồng/CP, tương đương P/E dự phóng 2017 là 8.1x. Tính thêm yếu tố pha loãng khi thực hiện 245.000 chứng quyền năm 2018, EPS pha loãng dự phóng năm 2017 là 2.392 đồng/CP, tương đương P/E dự phóng năm 2017 là 10.3x.

2. Khuyến nghị mua cổ phiếu PVE

CTCK MB (MBS)

Tổng công ty tư vấn thiết kế dầu khí (PVE) có bề dày lịch sử hoạt động trên 15 năm chuyên ngành tư vấn thiết kế và thi công các công trình dầu khí.

PVE đã tham gia vào nhiều dự án lớn, dự án trọng điểm của Tập đoàn Dầu khí (PVN) như: Dự án quy hoạch phát triển công nghiệp khí Bình Thuận, dự án quy hoạch hệ thống cấp khí Nam Bộ, dự án đường ống Phú Mỹ - TP. Hồ Chí Minh, dự án đường ống dẫn khí PM3 - Cà Mau, tổ hợp Khi - Điện - Đạm Cà Mau, đường ống dẫn khí ngoài khơi Rạng Đông - Bạch Hổ…

Là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế chuyên ngành dầu khí, PVE đã được PVN giao thực hiện nhiều dự án lớn trong ngành. Đặc biệt sau khi hoàn thành chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con, với sự tiếp nhận những đơn vị mới, thế mạnh của PVE càng được củng cố, và mở rộng thị trường sang các lĩnh vực ngoài ngành dầu khí. Chúng tôi cho rằng hoạt động tư vấn và thiết kế sẽ tiếp tục là thế mạnh của PVE trong thời gian tới.

Công việc của PVE không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá dầu mà theo tiến độ các dự án lớn. Đặc thù công việc của Công ty là làm công tác dịch vụ khảo sát tư vấn thiết kế nên khi dự án bắt đầu triển khai là PVE sẽ có nhiều nguồn công việc mà không chịu tác động ngắn hạn của giá dầu dao động.

Hoạt động kinh doanh tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Mặc dù trải qua giai đoạn khó khăn chung của ngành dầu khí, nhưng PVE vẫn là một trong số những đơn vị trong ngành có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao. Trong 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng CARG doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 24% và 24,4%.

Cụ thể, năm 2016, PVE đạt gần 1.053 tỷ đồng doanh thu tăng 29,8% so với thực hiện năm 2015 và lợi nhuận sau thuế đạt 29,55 tỷ đồng giảm 13%. Biên lợi nhuận gộp năm 2016 đạt 14,24% và biên lợi nhuận ròng đạt 2,8%.

Hiện nay, PVE tiếp tục triển khai các công việc từ thầu EPC công trình và nguồn việc từ một số dự án lớn trong nước đang chuẩn bị triển khai.

Cụ thể, trong năm 2017, PVE tiếp tục triển khai dự án nhà máy hóa dầu và nhiên liệu sinh học Rapid tại Malaysia được kí hợp đồng từ năm 2015. Dự án Rapod là một trong những dự án lọc hóa dầu có quy mô lớn trên thế giới. Tổ hợp lọc hóa dầu này có công suất 300.000 thùng/ngày và cung cấp naphtha và khí cho tổ hợp hóa dầu và sản xuất xăng, dầu theo chuẩn mực châu Âu. Giá trị hợp đồng 51 triệu USD.

Thị trường trong nước: PVE sẽ bám sát, theo dõi thông tin triển khai các dự án trong ngành như dự án Nghi Sơn, Sông Hâu, Long Phú, Nam Côn Sơn 2, Cá Voi Xanh.

Ngoài ra, các dự án như Nghi Sơn, Sông Hậu, Cá Voi Xanh, Nam Côn Sơn giai đoạn 2 sẽ được tiến hành nên nguồn công việc này sẽ giúp hoạt động kinh doanh của PVE ổn định và có thể tăng trưởng trong ít nhất 3 năm tới.

Với việc tiếp tục triển khai dự án nhà máy hóa dầu và nhiên liệu sinh học Rapid tại Malaysia, chúng tôi dự phóng kinh doanh với tổng doanh thu đạt 1.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 35 tỷ đồng tăng lần lượt 14% và 18,4% so với thực hiện năm 2016, EPS năm 2017 ước đạt gần 1.400 đồng/cổ phiếu.

Hoạt động kinh doanh duy trì ở mức tốt nên trong năm 2016, PVE đã chia cổ tức 15% bằng tiền mặt. Chúng tôi kỳ vọng, năm 2017 Công ty tiếp tục chia cổ tức bằng tiền mặt từ 5-6%. Hiện tại, giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách là 12.500 đồng. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư mua cổ phiếu tại vùng giá hiện tại.

3. Khuyến nghị mua cổ phiếu HPG

CTCK Bản Việt (VCSC)

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã công bố kế hoạch thực hiện chia cổ tức cổ phiếu 50% cho năm 2016 với ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày chốt danh sách lần lượt là ngày 30/3 và 31/3.

Như công bố tại ĐHCĐ thường niên, sau đợt thanh toán cổ tức cổ phiếu này, HPG sẽ thực hiện phát hành quyền mua tỷ lệ 5:1 (5 cổ phiếu hiện hữu nhận 1 cổ phiếu mới). Diễn biến này sẽ được thực hiện trong quý II/2017 và sẽ tương ứng với 250 triệu cổ phiếu mới được phát hành. Giá phát hành chưa được ấn định, nhưng sẽ không thấp hơn mệnh giá. Chi tiết về ngày phát hành cũng chưa được công bố.

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua cho HPG với tổng mức sinh lời 23,5%, cùng tỷ lệ P/E 2017 hấp dẫn 5,6 lần.