-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Ninh Thuận đang từng bước trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước |
Chuyển mình
Dòng sông Dinh như một dải lụa chảy ngang qua miền đất Phan Rang đầy nắng gió. Bao đời qua, sông Dinh đã trở thành chứng nhân cho những thăng trầm của vùng đất Ninh Thuận. Trong ký ức của người dân, vẫn nhớ khoảng thời gian khó khăn khi quê hương không có gì ngoài “đặc sản” nắng như phang và gió như rang.
Năm 1991, Quốc hội đã quyết định tách tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ ngày 1/4/1992, tỉnh Ninh Thuận được tái lập với 4 huyện thị, gồm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước. Quyết định đó là mốc lịch sử có ý nghĩa quan trọng của Ninh Thuận.
Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2030 là 10,84%/năm. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 200 triệu đồng; kinh tế biển chiếm 45 - 46% GRDP.
Về cơ cấu kinh tế: nông nghiệp và thủy sản chiếm 18-19% vào năm 2025 và chiếm 12-13% vào năm 2030; công nghiệp - xây dựng chiếm 42-43% vào năm 2025 và chiếm 47-48% vào năm 2030; các ngành dịch vụ chiếm 39-40% vào năm 2025 và chiếm 40-41% vào năm 2030 trên tổng GRDP của tỉnh.
Ngày ấy, Ninh Thuận đối diện với vô vàn khó khăn, khi xuất phát điểm nền kinh tế quá thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn. Là tỉnh thuần nông nhưng khí hậu lại khô hạn, vì vậy, cuộc sống người dân rất khó khăn. Những tưởng, cái nắng và gió khắc nghiệt sẽ kìm hãm cuộc sống của người dân Ninh Thuận mãi. Nhưng không, với quyết tâm biến những điều không thể thành có thể, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã vượt qua gian khó, tạo nên bước nhảy vọt thần kỳ.
Những thay đổi của Ninh Thuận có thể nhìn thấy và cảm nhận rõ. Đó là những cánh đồng điện gió, điện mặt trời thay cho triền đồi khô cằn. Những bãi biển, thắng cảnh hoang sơ ngày trước, bây giờ là những điểm du lịch nổi tiếng, với những khu du lịch đẳng cấp được doanh nghiệp rót vốn đầu tư. Ninh Thuận đã chen chân vào nhóm những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Vùng cát Ninh Thuận đã thật sự chuyển mình.
Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, chặng đường 30 năm tái lập tỉnh, kinh tế của Ninh Thuận đã có sự phát triển vượt bậc, khi tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 tăng gấp 69,6 lần năm 1992, tốc độ tăng trưởng bình quân 8,14%/năm. Đáng chú ý, giai đoạn 2011 đến 2020 là chặng đường Ninh Thuận nâng tầm vị thế, phát triển toàn diện theo hướng nhanh và bền vững.
Ba năm gần đây, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng tốc độ tăng trưởng GRDP của Ninh Thuận thuộc nhóm đứng đầu cả nước, như năm 2019 tăng 14,69%; năm 2020 tăng 10,02%; năm 2021 tăng 9%; quy mô nền kinh tế đến năm 2021 đạt 40.777 tỷ đồng, tăng 4,61 lần so với năm 2010…
Thu hút đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận tăng cao, nếu như năm 1994 chỉ có 1 dự án FDI, thì nay đã thu hút được 35 dự án, với tổng vốn đăng ký 26.509 tỷ đồng. Ngoài ra, có 396 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 161.108 tỷ đồng.
“Trong chặng đường sau khi tái lập tỉnh, Ninh Thuận đã nỗ lực biến khó khăn, thách thức thành cơ hội phát triển. Các khâu đột phá về năng lượng tái tạo, du lịch phát huy hiệu quả. Đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 49 dự án năng lượng tái tạo, quy mô công suất 3.055 MW, đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của tỉnh. Trong 3 năm, từ 2019 đến 2021, tăng trưởng GRDP thuộc các tỉnh đứng đầu cả nước, riêng ngành năng lượng đóng góp 70-80% tăng trưởng GRDP của tỉnh trong bối cảnh chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, nền kinh tế của Ninh Thuận phát triển mạnh mẽ. Đến cuối năm 2021, GRDP bình quân đầu người đạt 68,4 triệu đồng, gấp 49,9 lần so với năm 1992, rút ngắn khoảng cách chênh lệch so với cả nước”, ông Nam chia sẻ.
Tạo dựng giá trị khác biệt
Theo PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, hầu như tất cả các điều kiện và nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế theo phương thức truyền thống đối với Ninh Thuận đều là bất lợi. Song với tinh thần đổi mới, Ninh Thuận đã chọn cách phát triển “đảo logic”. Đây là một sự lựa chọn khác thường và nó đem lại những kết quả phi thường, mang lại sự đổi đời. Cách phát triển “đảo logic” của Ninh Thuận là lựa chọn hướng phát triển mới, có thể biến những bất lợi của phát triển theo phương thức truyền thống thành lợi thế phát triển hiện đại.
“Nắng to, gió lớn, đất khô cằn - những thứ đã khiến Ninh Thuận trong suốt nhiều thế kỷ là một vùng đất nghèo khó, đến mức tưởng như là cạn kiệt sinh lực phát triển, thì nay trở thành nguồn lực phát triển hiện đại mạnh mẽ hiếm thấy. Biến toàn bộ khung cảnh hoang sơ và khốc liệt của “cát, đá, nắng cháy và biển xanh” trở thành tài nguyên du lịch hạng nhất. Thành tựu mà Ninh Thuận đạt được trong những năm qua là phi thường”, ông Trần Đình Thiên khẳng định.
Đến nay, Ninh Thuận đã định hình một cơ cấu ngành kinh tế dựa trên các trụ cột căn bản là mới và khác là ngành năng lượng tái tạo, du lịch đẳng cấp và chuỗi nông sản đặc sản, thay thế rất nhanh cấu trúc kinh tế truyền thống dựa chủ yếu vào kinh tế nông nghiệp.
Thành tựu sau 30 năm đổi mới của Ninh Thuận đã được khẳng định; tuy nhiên đó chỉ là khởi đầu cho khát vọng phát triển của địa phương này. Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra slogan là “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị đặc biệt”. Mục tiêu đến năm 2025, Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước; là một trong những trung tâm năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Đến năm 2030, trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao. Đến năm 2050, Ninh Thuận sẽ trở thành tỉnh có nền kinh tế đa dạng và thịnh vượng, phát triển đạt mức cao so với các địa phương khác trong cả nước, là một tỉnh xanh và có môi trường sống tốt, phát triển bền vững.
Năm lĩnh vực quan trọng được Ninh Thuận lựa chọn làm mũi nhọn đột phá là năng lượng tái tạo và năng lượng sạch; du lịch; công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với cảng biển và logistics; nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng và kinh doanh bất động sản…
Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, xét về tiềm năng và triển vọng phát triển thì Ninh Thuận có nhiều cơ hội để bứt phá. 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế mà Ninh thuận đang có lợi thế sẽ tạo nên những giá trị đặc biệt cho địa phương này.
“Xuất phát từ tình hình thực tiễn, trong 10 năm tới, Ninh Thuận cần tập trung vào những giải pháp mang tính chất đột phá như tạo sự chuyển biến mạnh mẽ môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh địa phương để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; tạo nên một làn sóng đầu tư chưa từng có ở Ninh Thuận; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ưu tiên xây dựng giao thông hành lang ven biển và hệ thống giao thông kết nối tam giác kinh tế: Nha Trang - Đà Lạt - Phan Rang - Tháp Chàm, nhằm tạo cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch.
Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối giữa Ninh Thuận với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, những ưu đãi về giá đất, thuế các loại… đang tạo ra lợi thế để Ninh Thuận thu hút đầu tư. Với cơ hội do các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mang lại, các nhà đầu tư đang tìm kiếm những địa bàn có lợi thế sản xuất hàng xuất khẩu, nên Ninh Thuận cần xem đây là cơ hội vàng”, ông Trần Du Lịch đề xuất.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận khẳng định, những thành tựu mà tỉnh đạt được sau 30 năm tái lập rất đỗi tự hào và vô cùng ý nghĩa. Chưa bao giờ, Ninh Thuận có được tiềm lực và vị thế như hôm nay. Vì vậy, Ninh Thuận sẽ tiếp tục tận dụng thời cơ, nỗ lực hơn để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra. Đưa Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân.
Từ nền tảng được tạo dựng sau 30 năm tái lập tỉnh, Ninh Thuận đang tiến những bước nhanh và vững chắc đến tương lai.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"