-
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Cộng hòa Séc -
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, xây dựng và rèn luyện Ðảng Cộng sản Việt Nam -
Đi tìm bệ phóng cho khát vọng vươn mình của dân tộc -
[Ảnh] Hà Nội rực rỡ cờ hoa mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng -
Con đường duy nhất để vươn mình vĩ đại trong kỷ nguyên mới -
Việt Nam cất cánh là ước mơ táo bạo, là mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân
Theo đó, từ nay dến năm 2020, Hà Nội đặt chỉ tiêu tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2020 ở mức 8,5-9,0%, trong đó: dịch vụ chiếm 7,8-8,3%, công nghiệp - xây dựng chiếm 10-10,5% và nông nghiệp chiếm 3,5- 4%.
Thứ hai, về cơ cấu kinh tế năm 2020, Hà Nội phấn đấu đạt mức tăng trưởng Dịch vụ 61-62%, công nghiệp - xây dựng 35-36,5%, nông nghiệp 2,5-3,0%.
Huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2016-2020: khoảng 2,5-2,6 triệu tỷ đồng (tương đương mức tăng: 13-14%/năm).
GRDP bình quân/người: 140-145 triệu đồng (tương đương 6.700-6.800 USD) là mục tiêu thứ 4 được nêu ra trong báo cáo chính trị.
Ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định, đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, đổi mới mô hình tăng trưởng phải gắn với cơ cấu lại kinh tế Thủ đô là nhiệm vụ trọng tâm của Hà Nội |
Ông Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, “Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, đổi mới mô hình tăng trưởng phải gắn với cơ cấu lại kinh tế Thủ đô mới bảo đảm mục tiêu phát triển nhanh, bền vững”.
Hà Nội sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế ngành, kinh tế vùng và các thành phần kinh tế. Phát triển các ngành, lĩnh vực trình độ cao, chất lượng cao; Cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống các ngân hàng thương mại; Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các Tổng công ty và doanh nghiệp lớn.
Ngoài ra, về vấn đề quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, Hà Nội tập trung hoàn thiện các quy hoạch phát triển Thủ đô. Chủ động chuẩn bị, triển khai thực hiện Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài và cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư phát triển khu vực này.
Từ nay đến năm 2020, Hà Nội ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển đô thị, tập trung phát triển giao thông công cộng, xây dựng lộ trình từng bước hạn chế phương tiện giao thông cá nhân sau năm 2020 nhằm giảm ùn tắc giao thông.
Trong đó, hoàn thiện và đưa vào sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị: Hà Đông - Cát Linh, Nhổn - Ga Hà Nội, triển khai tuyến đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo và nghiên cứu kêu gọi đầu tư các tuyến đường sắt đô thị còn lại. Cơ bàn hoàn thành các tuyến đường vành đai: Vành đai I (đoạn Hoàng Cầu - Giảng Võ); Vành đai 2 (đoạn Ngã Tư Vọng - Vĩnh Tuy), Vành đai 2 trên cao (Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở); cải tạo, nâng cấp các trục đường hướng tâm như đường quốc lộ 6, trục đường Hoàng Quốc Việt kéo dài các tuyến đường tỉnh lộ qua các huyện; các tuyến trục giao thông đô thị… Tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý giao thông và mạng lưới giao thông tĩnh. Quy hoạch, xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông ngoại thành để thực hiện di dời các cơ sở công nghiệp, trường đại học, các trung tâm viện nghiên cứu và bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành.
-
Con đường duy nhất để vươn mình vĩ đại trong kỷ nguyên mới -
Việt Nam cất cánh là ước mơ táo bạo, là mệnh lệnh thôi thúc mỗi người dân -
Đối ngoại Việt Nam và vai trò tiên phong trong kỷ nguyên mới -
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025 -
Việt Nam - ASEAN: Ba thập kỷ sát cánh -
Tinh gọn bộ máy: Mở rộng không gian cho những con người dám làm vì phát triển -
Gia cố nền móng cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết