CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Đồ thị tuần, PDR của CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt phá vỡ mẫu hình nền phẳng tích lũy hình thành từ tháng 7/2016 với volume tăng gấp 2 lần trung bình 20 ngày, giá đóng cửa ngày 21/10/2016 ở mức cao là 13,8. Giá mục tiêu cho mẫu hình là 15,5.
Khoảng cách giữa 2 đường +DI và -DI tăng mạnh xác nhận xu hướng tăng trong ngắn hạn. Đồng thời hai đường trung bình EMA(10) và EMA(20) đang hướng lên, hỗ trợ giá.
Bên cạnh đó, RSI(14) tăng mạnh lên vùng quá mua đồng thời Chaikin(10,20) cũng tăng mạnh phá vỡ đường 0, cho thấy dòng tiền và xung lực của PDR đang rất mạnh Tuy nhiên, diễn biến điều chỉnh tích lũy ngắn hạn có thể xuất hiện khi đường giá đãvượt ra ngoài dải Bollinger band.
Trong ngắn hạn, PDR sẽ hướng về mục tiêu 15,5-15,7. Nếu vượt qua được ngưỡng cản này, PDR sẽ trở lại xu hướng tăng trung hạn. Nhà đầu tư có thể xem xét mua PDR khi điều chỉnh về vùng 13,5 với giá cắt lỗ là 13.
2. Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VCB
CTCK BIDV (BSC)
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (mã VCB) công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6.326 tỷ đồng, tăng 36,1% so với cùng kỳ và hoàn thành 84,3% kế hoạch cả năm, tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao trên 30%.
Tín dụng tăng trưởng 15,5% ytd, huy động tăng 14,4% ytd khiến tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) tăng lên 77,8% so với mức 77% (2015), tuy nhiên giảm so với mức 80% cuối quý II. Cho vay bán lẻ tiếp tục là động lực quan trọng.
Dù LDR giảm, tỷ lệ thu nhập lãi biên (NIM) vẫn giữ mức 2,75%, tương đương cuối quý 2 và cao hơn 20 điểm so với cuối năm 2015, do đóng góp của cho vay bán lẻ.
Nợ xấu được kiểm soát tốt, chiếm 1,7% tổng dư nợ trong khi VCB vẫn giữ chính sách dự phòng thận trọng với 4.500 tỷ dự phòng trong 3 quý đầu năm.
Chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm tích cực với VCB. Dự phóng cả năm 2016 lợi nhuận tăng trưởng 30%, vượt khoảng 20% kế hoạch.
Với giá đóng cửa 36.700 đồng, VCB đang được giao dịch với P/B dự phòng 2,75 lần, cao hơn 2,4 lần trung bình ngành.
Chúng tôi đánh giá cao VCB là số ít ngân hàng quyết liệt trong giải quyết nợ quá khứ, chất lượng tài sản tốt và triển vọng tăng trưởng cao khi đẩy mạnh cho vay bán lẻ và giảm dự phòng trong vài năm tới. Tuy nhiên, dựa trên mức giá cao hiện tại và rủi ro tăng cung (35%) từ cổ phiếu thưởng sắp được niêm yết, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với VCB.
3. Khuyến nghị mua cổ phiếu CAV
CTCK BIDV (BSC)
Xu hướng hiện tại của cổ phiếu CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CAV - sàn HSX) điều chỉnh trong ngắn hạn, giữ được kênh tăng điểm trong dài hạn. Chỉ báo kỹ thuât Aroon, ADX báo mua, MACD cho phân kỳ dương, RSI và MFI đang tiến nhanh về vùng quá mua.
Bên cạnh đó, thanh khoản cổ phiếu CAV tăng mạnh trong phiên phục hồi sau khi chạm kênh tăng giá.
Vì vậy, CAV nhiều khả năng đang ở giai đoạn cuối của nhịp điều chỉnh ngắn hạn, chuẩn bị thoát khỏi đường trendline giảm giá. Các chỉ báo kỹ thuật cũng đang ủng hộ một đợt tăng điểm của CAV. BSC đưa ra khuyến nghị mua CAV khi CAV bứt phá khỏi mức giá 99.5 với thanh khoản cao. Giá mục tiêu 114, giá cut loss 90.
Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã GIL) là một doanh nghiệp đặc thù, chuyên sản xuất những sản phẩm có trình độ kỹ thuật và giá trị gia tăng cao như Vali, túi xách... Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Châu Âu và Mỹ.
Theo báo cáo thường niên của GIL, năm 2015 doanh thu từ lĩnh vực này chiếm khoảng 85% tổng doanh thu. Năm 2016, cơ cấu này không thay đổi với doanh thu từ 3 nhà máy Bình Thạnh, Thạnh Mỹ và Huế ước đạt 1.050 tỷ đồng.
GIL kỳ vọng có thêm nguồn thu đáng kể từ mảng thiết bị chiếu sáng và sản phẩm kim loại gia dụng/công nghiệp. Đây là những mảng mới của GIL, phục vụ cho mục tiêu đa dạng hóa ngành hàng, hỗ trợ ngành chính cũng như góp phần gia tăng doanh thu, cải thiện biên lợi nhuận. Ở lĩnh vực thiết bị chiếu sáng, GIL bước đầu ghi nhận doanh thu lợi nhuận vào năm 2015, chúng tôi kỳ vọng năm 2016 công ty sẽ thu được kết quả tốt hơn 2016 ở lĩnh vực này.
Các đơn hàng của GIL liên tục gia tăng thể hiện qua kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016, với doanh thu thuần đạt 730 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 71 tỷ đồng gần hoàn thành kế hoạch đặt ra.
GIL là doanh nghiệp sử dụng ít nợ vay do đó chi phí lãi vay thấp, dẫn tới chỉ số tài chính của công ty ổn định và an toàn. Ban điều hành của công ty chỉ vay ngân hàng trên cơ sở có đơn hàng và doanh thu xuất khẩu.
Công ty cũng duy trì tỷ lệ cổ tức hàng năm rất lớn, năm 2015 công ty đã trả 100% cổ tức bằng tiền mặt, năm 2016 công ty đã tạm ứng 25% cổ tức bằng tiền mặt. Có thể thấy đây là một mức cổ tức rất là hấp dẫn đối với những nhà đầu tư giá trị.
Chúng tôi đánh giá GIL hiện là cổ phiếu có yếu tố nền tảng cơ bản tốt và tăng trưởng trong những năm tiếp theo với nhiều nguồn thu mới của công ty. GIL được đánh giá sẽ hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra với doanh thu đạt khoảng 1.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ở mức 120-130 tỷ đồng, tương đương EPS của công ty năm 2016 ở mức 7.800 đồng/cổ phiếu.
Hiện tại, GIL đang giao dịch với P/E ở mức 8,44 lần, mức tương đối hấp dẫn so với mức P/E thị trường ( 16,x lần). Mức P/E forward năm 2016 ở mức 10 lần, giá hợp lý đối với cổ phiếu GIL năm 2016 là 78.000 đồng/CP. Chúng tôi khuyến nghị mua và nắm giữ cổ phiếu tại vùng giá hiện tại với tỷ lệ sinh lời trên 25%.