
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
![]() |
Trung Quốc đã đồng ý cho 5 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ớt tươi vào thị trường này theo hình thức chính ngạch. |
Theo tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cơ quan này đã nhận được thông báo từ Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh về việc Tổng Cục Hải quan Trung Quốc cho phép xuất khẩu trở lại mặt hàng quả ớt tươi của Việt Nam.
Đây là kết quả của 1 quá trình đàm phán, bắt đầu từ việc xây dựng phương pháp nghiên cứu và trực tiếp tiến hành thực hiện thí nghiệm xác định thông số xử lý của Cục Bảo vệ thực vật.
Cơ quan này cũng cho biết, trong bối cảnh Trung Quốc đang thắt chặt kiểm soát hàng hóa nông sản thực phẩm nhập khẩu, bằng những nỗ lực đàm phán từ phía Việt Nam, các thỏa thuận về biện pháp kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) sau đợt kiểm tra trực tuyến các vùng trồng và các cơ sở đóng gói ớt tươi của Việt Nam đã đạt được.
Tháng 10/2021, phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có văn bản đồng ý với các biện pháp kỹ thuật do Cục đề xuất và tiến hành kiểm tra trực tuyến với các cơ sở đóng gói của Việt Nam
Sau quá trình đàm phán và khắc phục các vấn đề mà phía Trung Quốc nếu ra, Trung Quốc đã đồng ý công nhận cho 5 đơn vị xuất khẩu ớt tươi của Việt Nam, gồm: Công ty TNHH Thành An Onion, Công ty cổ phần Thương mại và xuất nhập khẩu Cái Lân, Công ty TNHH Cẩm Long - Đồng Tháp, Công ty TNHH Nông nghiệp Vĩnh Bình, Công ty TNHH Nông sản Tân Đông.
Trong thời gian tới, phía Trung Quốc sẽ có hướng dẫn để công nhận thêm các cơ sở đóng gói. Cục Bảo vệ thực vật sẽ phối hợp với các địa địa phương hướng dẫn các cơ sở chế biến, đóng gói có nhu cầu xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của phía Trung Quốc, gửi danh sách để Tổng cục Hải quan Trung Quốc thực hiện kiểm tra và phê duyệt.
Hiện tại, Cục Bảo vệ thực vật đang nỗ lực đàm phán để ký nghị định thư xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, 5 đơn vị đã được cấp phép nêu trên có thể thực hiện xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc nếu lô hàng bảo đảm các yêu cầu trong dự thảo nghị định thư. Đặc biệt, các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về lô hàng ớt xuất khẩu phải thực hiện việc xử lý kiểm dịch thực vật bao gồm cả 2 biện pháp xử lý bằng Methyl Bromide và xử lý lạnh.
Cụ thể, lô hàng ớt xuất khẩu phải xử lý Methyl Bromide với liều lượng 32g/m3 trong 2 giờ hoặc 18g/m3 trong 5 giờ; Xử lý lạnh sau khi xử lý Methyl Bromide ở nhiệt độ 0.56-2.77°C trong 4 ngày hoặc nhiệt độ 3.33-8.33°C trong 11 ngày.
Phía cơ quan chức năng Trung Quốc yêu cầu quả ớt nhập từ Việt Nam sẽ phải được sản xuất từ những vùng không nhiễm ruồi đục quả, hoặc phải được xử lý kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu.
+ Hàng hóa từ các vùng trồng Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và cơ sở đóng gói đã được phía Trung Quốc công nhận.
+ Xác nhận thông tin quá trình xử lý kiểm dịch thực vật căn cứ trên giấy chứng thư khử trùng do các đơn vị cung cấp dịch vụ đủ điều kiện hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật thực hiện.
+ Ghi thông báo bổ sung lên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật với nội dung đã thống nhất với phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy -
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank -
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025