Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
72% doanh nghiệp Đức vẫn tiếp tục đầu tư tại Việt Nam
Hồng Phúc - 07/04/2020 19:09
 
Các doanh nghiệp Đức đang kinh doanh tại Việt Nam bày tỏ sự quan ngại về những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới tình hình sản xuất và kinh doanh của họ tại Việt Nam. Dù vậy,72% doanh nghiệp Đức tại Việt Nam vẫn tiếp tục kế hoạch đầu tư của họ tại đây và 27% trong số họ sẽ tuyển thêm nhân sự.

Đây là kết quả dựa trên Khảo sát đánh giá niềm tin doanh nghiệp Đức toàn cầu hàng năm do phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (GIC/AHK Việt Nam) vừa công bố.

Tại Việt Nam, GIC/AHK Việt Nam thực hiện với sự tham dự của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tới từ nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau, như công nghiệp/xây dựng (41%), dịch vụ (50%) và thương mại (36%). 

36% trong số họ là các doanh nghiệp nhỏ với ít hơn 100 nhân viên, 36% doanh nghiệp Đức tham dự là các doanh nghiệp tầm trung với lượng nhân viên không quá 1.000 người và 27% các doanh nghiệp còn lại là doanh nghiệp lớn với hơn 1.000 nhân viên.

Năm 2020 được dự đoán sẽ là một năm đầy thách thức với kinh tế toàn cầu, khi mà đại dịch COVID-19 trong những tuần gần đây tiếp tục lan rộng và khó dự đoán trên khắp các Châu lục. 

Tại Việt Nam, mặc dù chính phủ Việt Nam đã rất kịp thời ứng phó để ngăn chặn sự lan rộng ngay từ ban đầu, sự ảnh hưởng của việc phòng chống dịch đối với mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, cũng như tới các hoạt động kinh doanh đầu tư của doanh nghiệp Đức là không thể tránh khỏi. 

43% doanh nghiệp Đức cảm nhận được những ảnh hưởng mà dịch bệnh mang lại cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mặc dù Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng và các thế mạnh hiện tại. 

Cứ 5 doanh nghiệp được hỏi thì có 1 doanh nghiệp khẳng định sự tin tưởng rằng Việt Nam sẽ vực dậy được nền kinh tế và tiếp tục đà phát triển của mình trong trung hạn.

Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các gói cứu trợ để giải cứu doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng vì dịch bệnh này. 

Khi việc thực hiện các gói cứu trợ được tiến hành quyết liệt, nhanh chóng và ngay lập tức, doanh nghiệp kỳ vọng nền kinh tế sẽ nhờ vậy mà nhanh chóng phục hồi và tiếp tục tăng trưởng.

.
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam cũng như khu vực trong 12 tháng tới so với kết quả năm 2018 và 2019.

Doanh nghiệp Đức kỳ vọng trong trung hạn

Phần lớn các doanh nghiệp cảm nhận được những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 tới doanh nghiệp mình. 

Các sự kiện quan trọng đều hủy bỏ, các hoạt động du lịch đều tạm hoãn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các ngành dịch vụ, đặc biệt trong logistics, thương mại, nhà hàng, khách sạn. 

Các cửa hàng đóng cửa, các khu phố không một bóng người, trường học và nhà trẻ không hoạt động, người lao động thì buộc phải nghỉ phép để ở nhà phòng dịch, các chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thị trường đóng băng còn các bệnh viện thì luôn trong tình trạng quá tải. 

Tất cả đang đè nặng lên nền kinh tế và doanh nghiệp. 14% doanh nghiệp Đức dự tính kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2020 sẽ kém hơn năm ngoái. 

59% trong số đó nhận định tình hình khả quan hơn, nhưng cũng chỉ đủ đạt mức chuẩn của 2019. 

Chỉ có 27% doanh nghiệp Đức lạc quan với sự phát triển kinh doanh của năm 2020 so với 2019 (chỉ số này đạt mức 77% vào năm 2019). 

So sánh với các chỉ số trung bình được đánh giá bởi các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đức tại Đông Nam Á, các chỉ số của Việt Nam đều cao hơn và cho thấy sự lạc quan của doanh nghiệp Đức vào tình hình phát triển của chính doanh nghiệp mình tại Việt Nam.

9% doanh nghiệp dự tính doanh thu giảm hơn 50%

Trong năm nay, hầu hết các doanh nghiệp đều hạ thấp đáng kể mục tiêu tài chính của mình. 

Theo như kết quả khảo sát, 82% doanh nghiệp Đức đều đồng loạt hạ thấp mức doanh thu do ảnh hưởng bởi COVID-19. 9% xác nhận doanh thu của họ sẽ giảm sâu hơn 50% và hơn 63% nhận định sự sụt giảm doanh thu sẽ nằm ở mức từ 10 – 50%.

Hầu hết các doanh nghiệp Đức tại Việt Nam đều cảm nhận và trải nghiệm những ảnh hưởng của dịch bệnh tới doanh nghiệp mình, ở các mức độ khác nhau và các góc độ khác nhau. 

86% doanh nghiệp cho rằng việc tạm dừng xuất nhập cảnh, hạn chế đi lại ảnh hưởng lớn đển tình hình kinh doanh của họ. 

59% người tham gia khảo sát cho rằng dịch bệnh đã làm gián đoạn các chuỗi cung ứng của họ. 

55% doanh nghiệp Đức phải đối mặt với các đơn hàng bị hủy và 50% trong số họ buộc phải hoãn vô thời hạn các dự định đầu tư mới của mình do sự leo thang của dịch bệnh.

Kỳ vọng vào EVFTA cho dự định đầu tư 

72% doanh nghiệp Đức tại Việt Nam vẫn tiếp tục kế hoạch đầu tư của họ tại đây và 27% trong số họ sẽ tuyển thêm nhân sự. 

Đây cũng là thành quả của những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của chính phủ Việt Nam cũng như những tác động tích cực từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, đặc biệt là hiệp định thương mại tự do giữa Châu Âu và Việt Nam (EVFTA). 

Hiệp định này được kỳ vọng sẽ là một đòn bẩy giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi và quay về mức tăng trưởng như hiện tại và thu hút thêm nhiều các nhà đầu tư chất lượng tới từ Châu Âu và Đức trong trung và dài hạn.

Nhu cầu thị trường và chính sách kinh tế là những yếu tố thách thức chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp Đức.  

.
Các yếu tố thách thức đến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Đức tại Việt Nam trong 12 tháng tới.

Theo kết quả của cuộc khảo sát, 68% doanh nghiệp cho rằng đại dịch COVID-19 sẽ làm giảm mạnh nhu cầu của thị trường, qua đó gây thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp của họ tại Việt Nam. 

59% doanh nghiệp Đức nhận định chính sách kinh tế tại Việt Nam sẽ là một thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp họ trong vòng 12 tháng tới. 

Những yếu tố khác như tài chính, hạ tầng cơ sở và thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao cũng là những yếu tố gây lo ngại cho tình hình doanh nghiệp Đức trong trung hạn tại Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp Đức muốn tăng vốn, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là điểm đến đầu tư của doanh nghiệp Đức với kỳ vọng cao về sự phát triển kinh tế tích cực trong trung hạn khi có tới 55%...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư