Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 22 tháng 01 năm 2025,
75.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đại học
D. Ngân - 24/08/2022 10:01
 
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo mở lại hệ thống đăng ký nguyện vọng đại học, thêm gần 4.000 thí sinh đăng ký và khoảng 75.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

Theo đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc mở thêm thời gian để thí sinh bổ sung, hoàn thiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống đã tạo điều kiện và cơ hội cho các em hoàn thành việc đăng ký tốt nhất có thể. Lúc cao điểm nhất, có trên 6.000 thí sinh cùng vào hệ thống và không có hiện tượng quá tải hay lỗi kỹ thuật.

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo mở lại hệ thống đăng ký nguyện vọng đại học, thêm gần 4.000 thí sinh đăng ký và khoảng 75.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

Ngày 22/8, sau khi tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy vẫn còn những thí sinh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình nhập nguyện vọng. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định mở lại hệ thống đến 17h ngày 23/8 để tạo điều kiện cho các thí sinh đăng ký, chỉnh sửa thông tin.

Hạn cuối đăng ký trước đó là 17h ngày 20/8 và hơn 325.000 (khoảng 34,6%) trong tổng số gần 940.000 thí sinh đã không nhập nguyện vọng xét tuyển đại học dù đã có tài khoản trên hệ thống.

Để tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký, chỉnh sửa thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở lại hệ thống đăng ký nguyện vọng đến hết 17h ngày 23/8.

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong thời gian mở lại Hệ thống hỗ trợ thí sinh đăng ký nguyện vọng, có thêm gần 4.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng và khoảng 75.000 thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.

Như vậy, việc mở thêm thời gian để thí sinh bổ sung, hoàn thiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống đã tạo điều kiện và cơ hội cho các em thí sinh hoàn thành việc đăng ký tốt nhất có thể.

Trước đó, nói về việc hơn 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, con số hơn 300.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học là bình thường, không có gì đáng quan ngại. 

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết các năm trước, khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, thí sinh phải cùng lúc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học (sau đó có thể điều chỉnh thông tin đăng ký nguyện vọng xét tuyển trong thời gian quy định) và nộp lệ phí xét tuyển ngay. 

Do đó, thí sinh sẽ có xu hướng và tâm lý cứ đăng ký trước, đăng ký thật nhiều nguyện vọng vì cho rằng, đây là cơ hội trúng tuyển, sau đó mới dần điều chỉnh.

Năm 2022, khi đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thí sinh chưa phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học mà chỉ cần tích vào một ô trên phiếu đăng ký dự thi với nội dung “có ý định đăng ký xét tuyển đại học hay không”. 

Đa số thí sinh sẽ tích vào ô này, tới khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh mới thực sự đăng ký nguyện vọng xét tuyển cụ thể và nộp lệ phí.

"Năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống là 642.270 thí sinh; năm 2021 là 794.739 thí sinh. Như vậy, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 có giảm, nhưng thể hiện thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, thực sự mong muốn vào học đại học", đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói.

Còn theo GS. Phạm Tất Dong, cố vấn Hội Khuyến học Việt Nam thì cho rằng, con số hơn 325.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học, lại là tín hiệu tích cực khi nhiều bạn trẻ đã có những định hướng cho tương lai của chính mình.

Theo GS. Phạm Tất Dong, hiện nay, nhu cầu về thợ lành nghề rất cao, do đó  không phải con đường duy nhất để các bạn trẻ có thể lập nghiệp. Thay vào đó, nhiều em lựa chọn theo học các trường nghề, trường trung cấp cũng là điều tốt. Điều này không chỉ phù hợp với lực học của bản thân mà còn phù hợp với nhu cầu của xã hội, tránh gây lãng phí khi đào tạo.

Bên cạnh đó, nhiều thí sinh khi có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông không cao, thấy không đủ khả năng cạnh tranh khi xét tuyển đại học nên không đăng ký nữa. Điều này cũng giảm được công sức, giảm được việc thí sinh nộp lệ phí xét tuyển không cần thiết, tính trên toàn hệ thống là sự tiết kiệm xã hội lớn.

Một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới điều này là năm nay khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát hơn 2 năm trước cũng tạo điều kiện để các học sinh du học nhiều hơn. Đây cũng là yếu tố khiến lượng thí sinh nhập nguyện vọng thấp hơn so với đăng ký ban đầu.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan này sẽ tiếp tục phân tích số liệu về điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, phân tích theo vùng miền… đối với số lượng 325.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển kể trên để có các điều chỉnh chính sách tương ứng, phù hợp trong những năm tới.

Cũng theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, để việc thực hiện thủ tục thanh toán trực tuyến của thí sinh được an toàn, thuận lợi, tránh hiện tượng quá tải do quá trình xác thực thông tin có thể mất nhiều thời gian trên hệ thống, Bộ điều chỉnh phân luồng lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh theo từng địa bàn.

[Infographic] Tuyển sinh đại học năm 2022: Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo (CSĐT) trên đề án tuyển sinh của CSĐT và thực hiện các quy định của CSĐT...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư