Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 18 tháng 01 năm 2025,
8 cán bộ gian lận điểm thi ở Sơn La bị xét xử
Phạm Dự (vnexpress) - 15/10/2019 09:16
 
Sơn LaCựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La Trần Xuân Yến cùng 7 đồng phạm bị xét xử vào sáng nay.

 

Phiên tòa dự kiến kéo dài trong 5 ngày do thẩm phán Quản Hữu Chiến là chủ tọa. Sáng nay, sau khi công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử, TAND tỉnh Sơn La thông báo vắng 42 trong 47 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; 35 người trên tổng số 43 người làm chứng cũng vắng mặt.

8 luật sư tham gia bào chữa cho các bị can. Trong đó, bị can Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La) có ba người bảo vệ, bị can Yến và Lò Văn Huynh (cựu phó trưởng phòng Khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo) mỗi người có hai luật sư.

Phiên sơ thẩm lần một mở giữa tháng 9 vừa qua song phải hoãn vì vắng 44 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng 31 người làm chứng.

Bị can Trần Xuân Yến đến tòa trong sáng 15/10. Ảnh: Phạm Dự.
Bị can Trần Xuân Yến đến tòa trong sáng 15/10. Ảnh: Phạm Dự.

8 người bị xét xử về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, theo khoản 1 điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất đến 10 năm tù, gồm: ông Trần Xuân Yến, Đỗ Khắc Hưng, Lò Văn Huynh, Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng), Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo), Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên đội phó đội giáo dục, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La), Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chấtlượng), Đặng Hữu Thủy (cựu phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu).

Tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 tổ chức tại Sơn La, 8 người bị cáo buộc vì động cơ vụ lợi và lợi dụng chức vụ đã cùng nhau nâng điểm cho 44 thí sinh trong các ngày từ 29/6 đến 3/7/2018.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chấm thẩm định đã hạ điểm của các thí sinh này. Người bị hạ nhiều nhất tới 26,55 điểm cho ba môn, điểm thực tế chỉ là Toán 0 điểm, Vật Lý 0,25 điểm, Tiếng Anh 0,2 điểm. 5 thí sinh bị hạ mỗi người trên 22 điểm.

Bà Nga khai nhận hơn một tỷ đồng để nâng điểm cho bốn em và sau đó đã tự nguyện nộp cho Cơ quan An ninh điều tra. Bị can Huynh nhận một tỷ đồng của một người đàn ông ở thành phố Sơn La để nâng điểm cho hai thí sinh, 300 triệu đồng để nâng điểm cho một thí sinh. Bị can Thuỷ nhận 500 triệu đồng của ba người và bị can Sọn nhận 440 triệu để sửa điểm cho một thí sinh.

Cơ quan điều tra cho rằng hành vi nhận tiền, thoả thuận sẽ nhận tiền để sửa nâng điểm cho thí sinh có dấu hiệu của tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ Môi giới hối lộ. Tuy nhiên, ngoài lời khai của các bị cáo và số tiền đã nộp, cơ quan điều tra không có tài liệu nào khác để chứng minh nên không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng Cầm Thị Bun Sọn. Ảnh: Phạm Dự
Cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng Cầm Thị Bun Sọn. Ảnh: Phạm Dự

Quá trình điều tra xác định có 18 trường hợp trung gian nhận thông tin từ người nhà các thí sinh hoặc thông qua người khác. Trong số này hai người không thừa nhận cung cấp thông tin thí sinh, 16 người thừa nhận chuyển thông tin thí sinh nhưng chỉ "nhờ xem trước điểm thi".

Với phụ huynh của các thí sinh, 27 người thừa nhận chuyển thông tin nhờ xem điểm và không hứa hẹn gì về lợi ích vật chất với các bị can hay người trung gian. 15 phụ huynh không thừa nhận cung cấp tên thí sinh cho các bị can và người trung gian.

 

Gian lận điểm thi: Dù không chạy bằng tiền cũng phải xử lý
Danh tính phụ huynh là quan chức có con được sửa, nâng điểm thi THPT quốc gia đang dần lộ ra. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải phân loại động cơ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư