
-
Eximbank đề xuất room ngoại ở mức dưới 6%
-
TPBank Premier Banking thu hút giới tinh hoa với loạt đặc quyền trải nghiệm
-
Tái cơ cấu sau chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém
-
15 ngân hàng triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ cho vay nông, lâm, thủy sản
-
SHB đồng hành cùng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới -
Tín dụng không suy giảm nhờ cho vay hạ tầng tăng tốc, song rủi ro nợ xấu sẽ tăng
HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) dự kiến trình cổ đông trong kỳ đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2021 diễn ra vào ngày 6/4 tới, với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.602 tỷ đồng cho năm 2021, tăng 10,5% so với mức thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu đạt 8.481 tỷ đồng, tăng 10,4%.
Sau khi trừ 1.472 tỷ đồng để trích lập các quỹ, ACB dự kiến trích 6.754 tỷ đồng để chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 25%.
![]() |
ACB cũng kế hoạch tăng trưởng tổng tài sản đạt 10%; quy mô tín dụng và tiền gửi khách hàng tăng 9%; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Đồng thời, ACB cũng sẽ trình cổ đông ngân hàng về phương án tăng vốn điều lệ từ cổ tức năm 2020 bằng cổ phần phổ thông.
Theo đó, ACB sẽ phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, tương đương với tỷ lệ thực hiện là 25% (tỷ lệ này có thể điều chỉnh phụ thuộc vào sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước). Qua đó, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến sẽ tăng thêm hơn 5.400 tỷ đồng, lên mức 27.019 tỷ đồng.
Nguồn sử dụng để tăng vốn đến từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức sau khi trích lập các quỹ của năm 2020 và lợi nhuận còn lại chưa chia tính đến thời điểm 31/12/2020.
Việc tăng vốn nhằm bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ của ACB. Đồng thời, thêm nguồn vốn để xây dựng văn phòng làm việc; cải tạo, sửa chữa, di dời trụ sở, đầu tư các dự án chiến lược 2019 - 2024 và nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.
Cũng trong kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2020, ACB sẽ trích gần 1.296 tỷ đồng cho các quỹ gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ các công ty con và quỹ khen thưởng phúc lợi.
ACB dự kiến hoàn thành việc tăng vốn điều lệ trong quý III/2021.
Kết thúc năm 2020, ACB đạt gần 9.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đến 31/12/2020, tổng tài sản ACB đạt 444.530 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cuối năm trước. Trong dự nợ cho vay khách hàng, tăng tương ứng lên mức 311.479 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 14,6%, đạt 353.196 tỷ đồng.
Tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27%, lên gần 1.840 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,59%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối quý IV/2020 đạt 160%.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu ACB giao dịch trong phiên sáng ngày 15/3 ở mức 32.950 đồng/cổ phiếu.
-
SHB đồng hành cùng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới -
Tín dụng không suy giảm nhờ cho vay hạ tầng tăng tốc, song rủi ro nợ xấu sẽ tăng -
Tỷ giá USD quay đầu tăng, đồng euro vẫn neo cao gần 30.160 VND/EUR -
Giá vàng miếng SJC tiến tới 108 triệu đồng/lượng khi vàng quốc tế neo cao -
Vàng quốc tế tăng thẳng đứng, giá vàng miếng SJC đạt mốc 107 triệu đồng/lượng -
Tín dụng tiêu dùng lãi “khủng” -
Lợi nhuận quý đầu tăng, ngân hàng tự tin kế hoạch năm
-
CMC tại WIS 2025: Bước tiến chiến lược trong hành trình Go Global
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Doanh nghiệp chung tay đưa điện mặt trời đến vùng cao
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí