
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
![]() |
Hiện chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp Nhà nước cung cấp bản báo cáo tài chính trên website (Ảnh minh họa) |
Ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá: "Cải cách doanh nghiệp Nhà nước đang khó khăn khi còn 228 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa."
Ngoài vấn đề về số lượng, theo ông, việc tái cơ cấu hiện mới chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp Nhà nước nhỏ. Trong khi những đơn vị lớn vẫn còn nhiều vấn đề không rõ ràng. Nhiều tồn tại ở khu vực doanh nghiệp lớn được vị chuyên gia này chỉ ra là tài sản, nợ không rõ ràng, quản trị doanh nghiệp yếu, thiếu minh bạch. Đây là những vấn đề đang làm "nản lòng" nhà đầu tư mới.
Với những doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa, chuyên gia kinh tế của ADB cho rằng việc cổ phần hóa mới thực hiện "một phần." Việt Nam mới chỉ tập trung bán một lượng nhỏ cổ phần Nhà nước và khu vực tư nhân hiện vẫn kiểm soát ít cổ phiếu tại các doanh nghiệp. Thực tế ấy dẫn đến việc nhà đầu tư tư nhân chỉ nắm ít quyền trong việc tái cấu trúc doanh nghiệp.
Đại diện ADB cũng đưa ra tính toán của mình với con số, hiện chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp Nhà nước cung cấp bản báo cáo tài chính trên trang web. "Tức là có sự thiếu rõ ràng, thiếu minh bạch và khó đo lường tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa."
Đây cũng là vấn đề chuyên gia của ADB kiến nghị với phía cơ quan chức năng Việt Nam. Theo ông, phía Việt Nam cần xác định những mô hình doanh nghiệp sau cổ phần hóa thành công và những mô hình hoạt động kém. Việc xác định được mô hình trên theo ông sẽ có bằng chứng để nhân rộng cũng như là thước đo cho các đơn vị khác trong quá trình thực hiện.
Đóng góp thêm cho Việt Nam về vấn đề này, đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) cho rằng, cổ phần thực tế chỉ là "bước đầu tiên" trong tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Bước quan trọng sau đó theo ông là làm sao cải thiện được khả năng quản trị doanh nghiệp của các đơn vị sau cổ phần hóa.
Vị đại diện này khẳng định, đây là quá trình mà sự hiện diện của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ đóng góp vai trò quan trọng. Theo ông, cơ quan chức năng Việt Nam cần xây dựng quy trình hướng dẫn để đảm bảo việc chuyển giao quyền sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước tại những đơn vị khác sang SCIC.

-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower