
-
Central Retail Việt Nam tổ chức kết nối cung cầu cho 37 doanh nghiệp TP. Huế
-
Singapore mở cửa thị trường với sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam
-
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025
-
Doanh nghiệp F&B và bài toán tránh tăng giá gây sốc cho khách hàng
-
Nguồn cung cà phê toàn cầu giảm, xuất khẩu cà phê Việt hưởng lợi -
Chiến lược đẩy mạnh phát triển thương hiệu và giá trị cho hàng Việt Nam
Đây là trung tâm thương mại thứ tư của AEON tại Việt Nam và là trung tâm thương mại thứ ba tại khu vực TP.HCM.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Nishitohge Yasuo, Tổng giám đốc Công ty TNHH Aeon Việt Nam cho biết, AEON Bình Tân có tổng diện tích sàn 114.000 m2 và tổng diện tích cho thuê khoảng 60.000 m2 gồm 4 tầng lầu và 1 tầng hầm gồm một trung tâm thương mại, khu mua sắm, khu ẩm thực, rạp chiếu phim và các trung tâm dịch vụ. Bãi đậu xe sức chứa khoảng 1.500 ô tô và 4.000 xe máy.
![]() |
. |
Cũng như 3 trung tâm Aeon Mall mở trước, Aeon Mall Bình Tân hướng đến mô hình mới, trải nghiệm mới cho khách hàng: Điểm đến có đầy đủ dịch vụ giải trí, vui chơi và nhiều tiện ích.
Tính đến nay đã có hơn 160 nhãn hàng đăng ký thuê mặt bằng tại đây. Dự kiến khi đi vào hoạt động, AEON Bình Tân sẽ bán 80% sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam và 20% sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản và các nước khác. Dự kiến, trung tâm này sẽ đón khoảng 12 – 14 triệu lượt khách/năm.
Chia sẻ về chiến lược đầu tư của AEON tại Việt Nam, ông Nishitohge Yasuo, Tổng giám đốc Công ty TNHH Aeon Việt Nam cho biết, chiến lược cạnh tranh của Aeon tại Việt Nam không chỉ tập trung vào lĩnh vực mua sắm. Mỗi trung tâm Aeon Mall là 1 tòa nhà tổng hợp bao gồm khu mua sắm, vui chơi, giải trí. Chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009, đến nay Aeon đã mở được 4 trung tâm thương mại Aeon Mall với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Dù gặp một số khó khăn trong việc phát triển điểm bán mới nhưng nhà bán lẻ đến từ Nhật Bản vẫn hướng tới mục tiêu mở 20 trung tâm thương mại Aeon Mall tại Việt Nam. Địa điểm ưu tiên chọn mở trung tâm thương mại là các khu vực ngoại ô, diện tích lớn.
Ngoài đầu tư trực tiếp, AEON còn có kế hoạch đẩy mạnh M&A tại Việt Nam thông qua các hoạt động hợp tác, mua lại các hệ thống siêu thị có sẵn trong nước, với kỳ vọng AEON sẽ mở 100 siêu thị theo mô hình cửa hàng tiện lợi. Hiện Aeon đã sở hữu 49% cổ phần hệ thống 30 siêu thị Citimart, đổi tên thành AEON Citimart.
Ngoài việc kinh doanh hàng thương mại, AEON cũng đang nhắm đến việc đầu tư sản xuất nhãn riêng với thương hiệu Top Value. Hiện nay, AEON đã thành lập Công ty Top Value chuyên phối hợp với các nhà sản xuất Việt Nam để sản xuất hàng nhãn riêng mang thương hiệu này để tiêu thụ ở hệ thống Aeon tại Việt Nam và bán ra nước ngoài. Hiện công ty đang trong quá trình xây dựng, phát triển sản phẩm “Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2016, các sản phẩm Top Value sẽ chính thức có mặt tại Việt Nam” ông Nishitohge Yasuo cho biết.

-
Cần Thơ giảm tiền thuê gian hàng tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ -
Doanh nghiệp F&B và bài toán tránh tăng giá gây sốc cho khách hàng -
Ấn tượng với xuất khẩu điện tử -
Hà Nội phê duyệt giá bán nước sạch sinh hoạt của Công ty Nước sạch sông Đà -
Nguồn cung cà phê toàn cầu giảm, xuất khẩu cà phê Việt hưởng lợi -
Việt Nam tìm cơ hội tăng xuất khẩu vào thị trường hơn 1,4 tỷ dân -
Chiến lược đẩy mạnh phát triển thương hiệu và giá trị cho hàng Việt Nam
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics