
-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành quyết định số 58/2016/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020, thay thế các kế hoạch trước đó.
Cụ thể, trong 240 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc diện sắp xếp, sẽ chỉ còn 103 doanh nghiệp Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ. Số DN còn lại sẽ được cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ vốn với mức độ khác nhau, tùy tính chất của từng DN.
Theo danh sách này, sẽ có rất nhiều "ông lớn" sẽ được Nhà nước thoái vốn như Agribank, Vinacomin, Mobifone, VNPT, Mobifone, Tập đoàn hóa chất, Tổng công ty thuốc lá, Tổng công ty cà phê, Tổng công ty truyền thông Đa phương tiện (VTC), Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn (SJC), Saigon Tourist, Tổng công ty Sông Đà...
Riêng với trường hợp của Agribank, Nhà nước sẽ chỉ còn giữ 65% vốn.
Được biết, cổ phần hóa cũng là mong muốn của lãnh đạo Agribank.Sau một thời gian tái cơ cấu, hiện nợ xấu của ngân hàng đã về dưới mức 3%, lợi nhuận năm 2016 đạt khoảng 4.000 tỷ đồng. Hiện tại, Agribank đang đứng thứ nhất hệ thống và mạng lưới, nhân lực và cũng nhất nhì về tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ, hệ thống mạng lưới và số lượng lao động... Tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch xếp loại B+ như nhiều ngân hàng thương mại nhà nước khác, The Banker bình chọn là ngân hàng thứ 446 trong Top 1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới…
Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất của Agribank hiện nay là tăng vốn điều lệ. Trước đây, Agribank là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống. Tuy nhiên, sau khi các ngân hàng thương mại nhà nước khác thực hiện cổ phần hóa thì Agribank bị tụt hạng, đứng cuối cùng trong Big 4 ngân hàng nhà nước. Lý do là Agribank là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, việc tăng vốn điều lệ phải do ngân sách cấp. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, việc tăng vốn cho Agribank là rất khó.
Cách đây 4 năm Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho Agrribank tăng vốn nhưng đến bây giờ, ngân sách vẫn "nợ" hơn 1.000 tỷ đồng theo quyết định này. Thời gian tới, khi toàn hệ thống ngân hàng thực hiện Basel II, áp lực tăng vốn với Agribank lại càng nặng nề.
Do đó, cổ phần hóa là giải pháp duy nhất cho Agribank hiện nay, không chỉ giúp tăng vốn mà cổ phần hóa cũng sẽ giúp ngân hàng này có cơ chế hoạt động năng động hơn, hiệu quả hơn.
-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học -
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower