
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
EVN cho biết, với 20 nhà máy nhiệt điện mà Tâp đoàn đang quản lý và vận hành, áp lực cung cấp ổn định nguồn than và khí cho các nhà máy điện là rất lớn. |
Theo thông tin từ Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ông Nguyễn Tài Anh, để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước, cần có thêm khoảng 5.000 MW công suất điện mới mỗi năm.
Được biết, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tới năm 2030, tổng công suất nhiệt điện đốt than và nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên (khí hóa lỏng - LNG) sẽ đạt khoảng hơn 74.000 MW, chiếm 57,3% tổng công suất đặt của hệ thống, sản xuất khoảng 70% sản lượng điện quốc gia.
EVN hiện đang quản lý và vận hành hơn 20 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất đặt hơn 15.000 MW.
Dù vậy, việc phát triển nhiệt điện đứng trước không ít thách thức khi nguồn than và khí trong nước không đủ cung cấp cho các nhà máy điện.
Trước áp lực đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và cân bằng năng lượng sơ cấp, tới năm 2030, Việt Nam sẽ cần nhập khoảng 90 triệu tấn than và 16 triệu tấn LNG, EVN tính toán.
Chia sẻ kinh nghiệm Cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện cho EVN, ông Hiroshi Murashige, Trưởng phòng Hợp tác Điện lực thuộc Ban Hợp tác quốc tế JEPIC, Trung tâm Thông tin Điện lực hải ngoại Nhật Bản (JEPIC) cho rằng, các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu than cũng như chất lượng than, đảm bảo nhiên liệu cho phát điện ổn định và bền vừng.
Đồng thời, chú trọng trao đổi các thông tin về thị trường LNG quốc tế, ngành công nghiệp năng lượng LNG của Nhật Bản, kinh nghiệm thiết lập các hợp đồng mua bán LNG,…
Theo các chuyên gia về năng lượng, điểm hạn chế của nhiệt điện than đó là dùng khối lượng lớn nhiên liệu (60%) để sản xuất điện, dẫn tới phát thải lớn các chất thải ra môi trường, chi phí xử lý môi trường tốn kém.
Chưa kể, một thực tế là việc quản lý không tốt lượng than nhập khẩu và kể cả nguồn than trong nước cho các nhà máy nhiệt điện, nếu không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra không ít hệ lụy.
Bởi, việc xử lý tro, xỉ, khối lượng tro, xỉ phát sinh của các nhà máy nhiệt điện than phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng than.
Chẳng hạn, với than cám Altracide nội địa, tỷ lệ tro chiếm tới 30% lượng than sử dụng, trong khi đó với hầu hết than nhập khẩu (bitium) tỷ lệ này là dưới 10% (khoảng 8%).
Bài học tại dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1 là một ví dụ điển hình. Bộ Công Thương đã từng thanh tra dự án này và phát hiện sai phạm nghiêm trọng trong lựa chọn nhà cung cấp than. Theo Đề án cung cấp than cho các Nhà máy nhiệt điện đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 5964/QĐ-BCT; Nhiệt điện Vũng Áng 1 thuộc nhóm các nhà máy sử dụng than trong nước (than cám 4b và cám 5). Tuy nhiên, Nhà máy này đã sử dụng khoảng 756.000 tấn than nhập khẩu do Công ty Hoành Sơn cung cấp.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên