-
Rà soát cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International -
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội -
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh -
Sai phạm cổ phần hóa Tổng công ty Thép Việt Nam: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an
Ngày 26/9, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát) và 33 bị cáo khác chuyển qua thẩm vấn các bị cáo trong nhóm tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Trong phiên xét xử buổi sáng, các bị cáo trong nhóm tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới đều khai nhận là làm việc theo hướng dẫn, chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan và những người có liên quan.
Tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan khai nhận, bản thân mình là người hiểu rõ tại sao có việc chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ các công ty nước ngoài. Theo trình bày, bị cáo vay tiền từ những người bạn ở nước ngoài, còn tiền trả nợ là của cá nhân bà, không liên quan tới tài sản của Ngân hàng SCB, mà chỉ thực hiện giao dịch qua ngân hàng này.
Bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại tòa. |
Do SCB cần ngoại tệ và mong muốn ngân hàng này có thêm nguồn thu từ phí chuyển tiền, bị cáo Lan đã thông qua nhà băng trên để thực hiện các hợp đồng vay, mượn nợ từ các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài.
Về nguồn gốc tiền trả nợ, bà Lan nói là tiền cá nhân của mình, có được từ việc bán một số bất động sản tại Ba Son, Cống Quỳnh...
Về cáo buộc lập các hợp đồng "khống" để chuyển, nhận tiền, bị cáo Lan cho rằng, bản thân không hiểu về quy trình, không trực tiếp tạo lập hợp đồng giả cách. Đồng thời, bà chủ Vạn Thịnh Phát trình bày tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo nghĩ là đúng quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, bà Trương Mỹ Lan phủ nhận cáo buộc chỉ đạo đồng phạm thực hiện hành vi chuyển tiền qua biên giới. Bị cáo khẳng định hành vi vận chuyển tiền chỉ liên quan tới mình, xin chịu hết toàn bộ trách nhiệm và xin tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các đồng phạm trong nhóm tội danh này.
Khi được tòa hỏi cáo trạng truy tố có oan sai hay không, bà Lan nói: "Việc truy tố là quyền của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, bị cáo không có ý kiến, nhưng xin Hội đồng xét xử xem xét thấu đáo, không liên quan tới Vạn Thịnh Phát".
Theo cáo buộc, từ năm 2012 đến năm 2022, bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo Trịnh Quang Công (nguyên Tổng giám đốc Công ty tập đoàn ACUMEN) phối hợp cùng với Nguyễn Phương Anh, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (Công ty SPG), Chiu Bing Keung Kenneth (luật sư, đang bị truy nã) lập các hợp đồng "khống".
Thông qua các hợp đồng "khống" này, bị cáo Trương Mỹ Lan khai tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài, thông qua hệ thống SCB. Bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 4,5 tỷ USD, tương đương 106.730 tỷ đồng.
Tại tòa, một trong những đồng phạm giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan là bị cáo Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng giám đốc SCB) thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố và trình bày một số tình tiết giảm nhẹ.
Trương Khánh Hoàng khai không có chuyên môn sâu về tài chính, ngân hàng nên có nhiều hạn chế trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Vì vậy, tới khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo này mới biết hồ sơ chuyển tiền, nhận tiền bị thiếu nhiều chứng từ.
Đồng thời, bị cáo Hoàng khai thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích của SCB, giúp ngân hàng này tăng khả năng thanh khoản, có thêm các nguồn thu khác.
Khi được hỏi nguồn tiền ở đâu để chuyển đi nước ngoài, ông cho rằng, một phần có được từ hành vi tham ô tài sản đã được xét xử trong giai đoạn 1.
Trước đó, những bị cáo còn lại thừa nhận hành vi như cáo trạng quy kết. Các đồng phạm với bà Trương Mỹ Lan nói trình tự, thủ tục chuyển, nhận tiền có nhiều thiếu sót về chứng từ. Tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, họ không biết việc chuyển, nhận tiền là "khống".
Bên cạnh đó, đồng phạm với Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nói chỉ làm công ăn lương, không được hưởng lợi, nhận thức pháp luật có phần hạn chế mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt.
-
Rà soát cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International -
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội
-
Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
Đảm bảo an toàn khi thi công nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam -
Thủ đoạn phát hành “tiền ảo” BSCL trái phép để lừa tiền thật của nhà đầu tư -
Đất quy hoạch công nghiệp của Matexim dễ dàng biến thành đất dân cư -
Liên tục giả mạo văn bản cơ quan thuế để “làm việc” với cơ sở kinh doanh -
Loạt sai phạm tại dự án Phương Đông Green Park số 1 Trần Thủ Độ -
Sai phạm cổ phần hóa Tổng công ty Thép Việt Nam: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm