
-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
-
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
-
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công
![]() |
Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ trở thành điểm thăm quan về nguồn |
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính nơi có Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ thuộc địa phận thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, với diện tích khoảng 283.826,76 ha.
Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 308 ha
Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 308 ha, bao gồm: Diện tích khu vực bảo vệ của 45 điểm di tích thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ (theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 và Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt).
Diện tích của 05 điểm di tích đề xuất bổ sung, bao gồm: Sở Chỉ huy Đại đoàn 308 của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Sở Chỉ huy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308; Đồi Xanh; Sở Chỉ huy Đại đoàn 316; Trận địa pháo 105 mm của Đại đội 805, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 trong chiến dịch Điện Biên Phủ; nằm trên địa bàn 07 phường và 03 xã thuộc thành phố Điện Biên Phủ, 03 xã và 01 thị trấn thuộc huyện Tuần Giáo, 08 xã thuộc huyện Điện Biên.
Ranh giới lập quy hoạch bao gồm các cụm di tích thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; trong đó: 36 di tích và điểm di tích thuộc địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ; 03 điểm di tích thuộc huyện Tuần Giáo; 11 di tích và điểm di tích thuộc huyện Điện Biên.
Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ trở thành điểm thăm quan về nguồn, nơi tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam; phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống...
Khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, đối với 50 điểm di tích thành phần
Yêu cầu về nội dung Nhiệm vụ lập quy hoạch, trong đó có định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Cụ thể, đề xuất giữ nguyên, mở rộng và thu hẹp khu vực bảo vệ đối với từng điểm di tích theo bản đồ khoanh vùng di tích. Khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, đối với 50 điểm di tích thành phần thuộc di tích Quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ.
Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, tài liệu, hoàn thiện hồ sơ khoa học di tích đối với 22 điểm di tích được xếp hạng đặc cách chưa có đủ thành phần hồ sơ theo quy định và 05 điểm di tích đề xuất bổ sung.
Định hướng bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích:
+ Xác định ranh giới khu vực bảo vệ I và II của di tích; kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích cho phù hợp.
+ Xác định khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới. Định hướng công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm và phương án bố trí tái định cư.
+ Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bao gồm: Phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của toàn khu vực quy hoạch; lập danh mục các công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục; nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Điện Biên
Về định hướng phát triển du lịch tại khu di sản, định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Điện Biên. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Nghiên cứu xây dựng mới, cải tạo một số công trình dịch vụ tại các điểm di tích, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch tại một số điểm di tích tiêu biểu.
Xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn với giá trị của di tích, có khả năng cạnh tranh cao, phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa.
Đề xuất các tuyến tham quan di tích kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng. Liên kết, phát huy giá trị di tích với điểm di tích khác trong vùng và khu vực; nghiên cứu giải pháp liên kết, phát triển du lịch gắn với bản cộng đồng.
Đề xuất giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích cả về số lượng và chất lượng; đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ.

-
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
-
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch
-
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng
-
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vướng mắc phát sinh của từng dự án -
Rà soát 2 luật để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công -
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025 -
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số -
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics -
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn