-
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến và 12 đồng phạm -
Khai thác cát trắng trái phép tại Dự án Nhà máy sản xuất Raico Việt Nam -
Quảng Nam yêu cầu làm rõ các vấn đề pháp lý Dự án Khu đô thị số 11 -
Giả mạo email của Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật sinh trắc học để lừa đảo -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thất thoát 937 tỷ đồng -
Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng
Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt tạm giam ông Quách Văn Đức để điều tra về hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo Điều 219, Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trước đó, trong tháng 4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí xảy ra tại CTCP Đầu tư Nhơn Trạch, Công ty con của Tổng Công ty Tín Nghĩa.
Bước đầu công an điều tra xác định, việc khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Quách Văn Đức có liên quan đến sai phạm trong quá trình thực hiện dự án Khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh. Dự án này có diện tích khoảng 500 ha tại 2 xã: Long Tân, Phú Thạnh (huyện Nhơn Trạch) do CTCP Đầu tư Nhơn Trạch làm chủ đầu tư.
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến những sai phạm tại Khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh.
Tín Nghĩa biến động cổ đông trong quý I/2022
Được biết, tính tới 31/3/2022, Tín Nghĩa sở hữu 51,76% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch và ghi nhận là đầu tư vào công ty con, đơn vị thành lập năm 2004, là chủ đầu tư của Dự án Khu dân cư Phú Thạnh - Long Tân thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Năm 2010, Tỉnh ủy Đồng Nai chuyển đổi Công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Đến năm 2016, Tổng công ty Tín Nghĩa được cổ phần hóa.
Hiện tại, tính tới cuối quý I/2022, Tín Nghĩa có hai cổ đông lớn là Tỉnh ủy Đồng Nai sở hữu 48,06% vốn điều lệ; Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Vật liệu xây dựng Sài Gòn sở hữu 24,96% vốn điều lệ và còn lại 26,98% thuộc về nhóm cổ đông khác.
Trong quý I/2022, Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công đã thoái toàn bộ 27,27% vốn điều lệ. Ở chiều ngược lại, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Vật liệu xây dựng Sài Gòn lại mua vào 24,96% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của công ty.
Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa có 14 công ty con và 9 công ty liên doanh liên kết; lĩnh vực kinh doanh chính gồm hạ tầng khu công nghiệp; xăng dầu; chế biến và xuất, nhập khẩu nông sản; dịch vụ kho, cảng, logistics; xây dựng và kinh doanh địa ốc; dịch vụ thương mại.
Tín Nghĩa đầu tư 1.840,1 tỷ đồng đầu tư xây dựng dự án Khu dân cư Phú Thạnh - Long Tân
Theo đó, trong quý I/2022, Tín Nghĩa ghi nhận doanh thu đạt 2.431,98 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 53,89 tỷ đồng, lần lượt tăng 37,8% và 31,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 9% về còn 6,2%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 4,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 7,43 tỷ đồng về 150,55 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 361,6%, tương ứng tăng thêm 24,7 tỷ đồng lên 31,53 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 11,2%, tương ứng giảm 3,34 tỷ đồng về 26,37 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết tăng 72,5%, tương ứng tăng thêm 3,59 tỷ đồng lên 8,54 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 21,5%, tương ứng giảm 25,99 tỷ đồng về 95,17 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, trong kỳ mặc dù lợi nhuận gộp giảm 4,7%, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng 31,2% chủ yếu do doanh thu tài chính tăng đột biến, lãi công ty liên doanh và liên kết tăng và công ty thực hiện tiết giảm chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Xét về dòng tiền, trong quý đầu năm ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính dương 168,6 tỷ đồng, giảm 32,2 tỷ đồng so với cùng kỳ. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 59,4 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 177,9 tỷ đồng, chủ yếu tăng thêm vay nợ.
Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của Tín Nghĩa tăng 3% so với đầu năm lên 14.709,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản công ty chủ yếu tài sản dở dang dài hạn đạt 8.077,4 tỷ đồng, chiếm 54,9% tổng tài sản; bất động sản đầu tư đạt 1.766,3 tỷ đồng, chiếm 12% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.623,8 tỷ đồng, chiếm 11% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, tài sản biến động lớn nhất là tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 20,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 280 tỷ đồng lên 1.623,8 tỷ đồng.
Được biết, tính tới 31/3/2022, tài sản dở dang dài hạn chủ yếu 1.840,1 tỷ đồng đầu tư xây dựng dự án Khu dân cư Phú Thạnh – Long Tân; 1.823,7 tỷ đồng dự án Cù lao Tân Vạn; 921,3 tỷ đồng dự án Ven Sông; 562,5 tỷ đồng dự án núi Dòng Dài; 988 tỷ đồng KCN Ông Kèo; 783,7 tỷ đồng dự án Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; 572,7 tỷ đồng dự án khu dân cư, dịch vụ và du lịch Cù Lao Tân Vạn …
Xét về cơ cấu nợ, tính tới cuối quý I/2022, tổng nợ ngắn hạn và dài hạn tăng 4,5% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 185,2 tỷ đồng lên 4,332,7 tỷ đồng và chiếm 29,5% tổng nguồn vốn.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/6, cổ phiếu TID giảm 3.500 đồng về 28.500 đồng/cổ phiếu.
-
“Trùm” mua bán trái phép hóa đơn gần 200 tỷ đồng lĩnh án -
Giả mạo email của Ngân hàng Nhà nước gửi link cập nhật sinh trắc học để lừa đảo -
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc gây thất thoát 937 tỷ đồng -
Làng Đại học Đà Nẵng ngổn ngang đến bao giờ? -
Gian nan thu hồi tài sản tham nhũng -
Công ty BBC Hà Nội, Đất Việt trúng nhiều gói thầu phụ giá trị lớn -
Hải Phòng cảnh báo lũ cấp 2 trên các sông, nhiều tuyến phố nội thành bị ngập
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/9 -
2 Kỳ họp Quốc hội thứ 8: Bố trí làm nhân sự ngay chiều 21/10 -
3 Đề nghị trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
4 Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
5 Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam: Gojek rút lui, cuộc đua “tam hùng” thêm khốc liệt
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam