
-
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
-
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển
-
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan
-
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE
-
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới
![]() |
Tín Nghĩa đang lên phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. |
Huy động 975 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu
Theo tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản mới được CTCP Phát triển khu công nghiệp Tín Nghĩa (mã TIP - HoSE) công bố, doanh nghiệp này đang lên phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Cụ thể, Tín Nghĩa dự kiến chào bán hơn 39 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện 2:3. Theo đó, tại ngày chốt danh sách, cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được quyền mua thêm 3 cổ phiếu mới. Vốn điều lệ của Tín Nghĩa sẽ tăng từ hơn 260 tỷ đồng hiện nay, lên hơn 650 tỷ đồng sau phát hành.
Số lượng cổ phiếu trong đợt chào bán này là cổ phiếu phổ thông và không bị hạn chế chuyển nhượng. Giá bán dự kiến là 25.000 đồng/cổ phiếu và số tiền dự kiến huy động được là hơn 975 tỷ đồng.
Cơ sở để Tín Nghĩa đưa ra mức giá chào bán nói trên là dựa vào giá trị sổ sách của cổ phiếu TIP tại thời điểm cuối năm 2020 là 23.516 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, theo thống kê, thị giá của TIP dao động ở mức 41.600 đồng/cổ phiếu (tính trung bình giá đóng cửa từ ngày 26/4/2021 - 9/6/2021).
Bà Đặng Thị Thanh Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty Tín Nghĩa cho biết, do đây là đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu, để bảo vệ lợi ích của cổ đông và nâng cao khả năng chào bán thành công nhằm đảm bảo nguồn vốn, nên mức giá được HĐQT đề xuất là 25.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn thị giá hơn 36%.
Nếu huy động thành công, Tín Nghĩa dự kiến dùng hơn 860 tỷ đồng để bổ sung vốn đối ứng tham gia đấu thầu Dự án Khu công nghiệp Long Đức 3, sử dụng 15 tỷ đồng để thanh toán phí bảo lãnh phát hành cho công ty chứng khoán thực hiện bảo lãnh và bổ sung 100 tỷ đồng vào nguồn vốn lưu động của Công ty.
Được biết, cổ đông lớn nhất của Tín Nghĩa hiện nay là CTCP - Tổng công ty Tín Nghĩa (mã TID - UpCoM), sở hữu 56,74% vốn. Một cổ đông lớn khác là Quỹ American LLC, sở hữu 16,06% vốn. Chỉ cần 2 cổ đông này thực hiện toàn bộ quyền mua của mình, thì đợt phát hành của Tín Nghĩa sẽ chắc chắn thành công, do đảm bảo đạt tỷ lệ tối thiểu 70% số cổ phiếu chào bán theo quy định của Luật Chứng khoán.
![]() |
Dấu hỏi về hiệu quả sử dụng vốn
Lên kế hoạch huy động vốn lớn, nhưng Tín Nghĩa cũng đang dư dả lượng tiền nhàn rỗi.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 vừa được Tín Nghĩa công bố cho thấy, tại thời điểm 30/6/2021, Công ty có 120,45 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, hơn 68 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn 6 tháng tại các ngân hàng thương mại, tăng lần lượt 67% và 106% so với thời điểm đầu năm.
Tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của Tín Nghĩa ghi nhận giá trị 958,67 tỷ đồng, giảm 1% so với đầu năm. Nợ phải trả của Tín Nghĩa duy trì ở mức an toàn, chiếm 300,26 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 0,46.
Đáng chú ý, cơ cấu nợ của Tín Nghĩa chủ yếu là người mua trả trước ngắn hạn; doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn, dài hạn và không có nợ vay từ ngân hàng hay các cá nhân. Riêng doanh thu chưa thực hiện dài hạn được Công ty ghi nhận giá trị 169,39 tỷ đồng. Theo quy định về kế toán, doanh thu chưa thực hiện ghi nhận số tiền của khách hàng đã trả trước cho một kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản. Điều này lý giải cho việc Tín Nghĩa có lượng tiền mặt dư dả.
Bên cạnh đó, sau khi ghi nhận lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ lũy kế hết quý II/2021 đạt hơn 59 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/6/2021 của Tín Nghĩa là 268,1 tỷ đồng.
Tình trạng dư dả tiền mặt, không có các khoản vay nợ cho thấy, cấu trúc tài chính của Tín Nghĩa khá an toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, việc không sử dụng công cụ vay nợ cũng khiến doanh nghiệp không tận dụng được “lá chắn thuế” nhằm tối ưu thuế, giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng.
Được biết, tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 hồi tháng 4, Tín Nghĩa đã thông qua chủ trương chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, với số lượng gần 74 triệu đơn vị, nâng tổng số cổ phiếu lưu hành lên 100 triệu đơn vị.
Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020, Tín Nghĩa cũng đã phê duyệt phương án phát hành 14 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Phương án này dự kiến thực hiện trong năm 2020, nhưng sau đó, Công ty không có động thái triển khai.
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thời gian qua tăng trưởng mạnh, lĩnh vực bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ bùng nổ, nên việc Tín Nghĩa lên phương án tăng vốn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc liên tục thay đổi phương án tăng vốn cùng với chính sách tài chính quá an toàn khiến nhà đầu tư đặt dấu hỏi về nhu cầu và hiệu quả sử dụng vốn của công ty này.

-
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục -
Becamex IDC giảm 150 triệu cổ phiếu chào bán ra công chúng thông qua đấu giá trên HoSE -
Thép Tiến Lên tiếp tục kế hoạch chào bán 112,32 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Liên tục thâu tóm cảng biển, Viconship phải tìm dòng tiền mới -
ĐHĐCĐ SASCO: Chia cổ tức cao kỷ lục, định hướng chiến lược hướng sân bay Long Thành -
Ông Phạm Ngọc Thuận bất ngờ từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc tại Becamex IDC -
Vietnam Airlines đặt mục tiêu 116.715 tỷ đồng doanh thu, 5.119 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2025
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách