
-
Nhà ở xã hội: Chủ đầu tư rao 16,3 triệu đồng/m2, chủ nhà "hét" giá gấp 3,7 lần
-
Khánh Hòa dự kiến vượt chỉ tiêu xây dựng nhà ở xã hội Thủ tướng giao
-
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc: Hạ tầng hiện đại - Lực đẩy cho khát vọng hóa rồng của Việt Nam
-
Thuận tiện trong cấp sổ đỏ lần đầu -
Tâm huyết kiến tạo biểu tượng sống đẳng cấp tại khu Nam Sài Gòn -
Khánh Hòa: Đất nền, nhà chung cư dự báo sẽ “chiếm sóng” nửa cuối 2025 -
Gam màu sáng - tối trên thị trường địa ốc TP.HCM
![]() |
Theo các nhà phân tích, vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại TP.HCM sẽ gia tăng trong năm nay, đa phần đến từ cái bắt tay giữa doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp ngoại.
Công ty cổ phần Địa ốc Phú Đông Group mới cho biết, doanh nghiệp này đã bắt tay với một doanh nghiệp Nhật Bản để thành lập liên doanh phát triển dự án bất động sản.
Còn ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D của DKRA Vietnam tin rằng, vốn đầu tư nước ngoài vào bất động sản sẽ tăng mạnh, bởi thị trường bất động sản đang có sức hút rất lớn. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lĩnh vực bất động sản cả nước thu hút 5.693 tỷ USD, chiếm 14,97% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài qua hình thức mua bán - sáp nhập (M&A) rất đáng kể, với nhiều thương vụ đã được ký kết gần đây.
“Bất động sản luôn là một trong những lĩnh vực được ưa chuộng của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong những năm gần đây. Tôi cho rằng, trong năm 2020, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài và chiếm tỷ lệ lớn như các năm trước”, ông Nguyễn Hoàng nói.
Cũng theo ông Hoàng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ làm cơ cấu vốn phát triển bất động sản đa dạng, linh hoạt hơn và giảm sức ép từ việc siết vốn tín dụng hiện nay. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài khi đổ vốn vào thị trường bất động sản Việt Nam cũng luôn kèm theo các yêu cầu, tiêu chuẩn rõ ràng, nên các doanh nghiệp Việt cũng như các dự án sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn, chất lượng cao hơn, minh bạch hơn, pháp lý đầy đủ hơn.


Do sự đổ bộ vốn lớn vào bất động sản, nên cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp ngoại sẽ tăng lên. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này có nhiều tác động tích cực, giúp cho các chủ đầu tư trong nước ngày càng phải nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, sự minh bạch.
Thực tế, một số doanh nghiệp Việt hiện nay hoàn toàn đủ sức để cạnh tranh với các chủ đầu tư nước ngoài ở phân khúc nhà ở cao cấp, điển hình như Novaland, Vinhomes, SonKim Land, Refico... Nhưng số lượng các đơn vị như vậy chưa nhiều. Những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh ở phân khúc cao cấp, hạng sang phải chấp nhận phân khúc phù hợp riêng, như căn hộ hạng B.
Điểm mạnh của các doanh nghiệp Việt là quỹ đất, am hiểu quy trình thủ tục pháp lý và linh hoạt trong tổ chức kinh doanh bán hàng. Nhưng điểm yếu của các doanh nghiệp nội khi cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài là vốn, tính chuyên nghiệp và sự minh bạch về mặt pháp lý. Trong khi đó, doanh nghiệp nước ngoài có dòng vốn lớn, họ chuẩn bị rất đầy đủ, chất lượng… đúng theo quy định pháp luật, nên khi công bố mở bán, các dự án do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư luôn thu hút sự quan tâm của người mua, dù mức giá cao.
Một khía cạnh khác là quản lý. Các dự án của chủ đầu tư nước ngoài như Keppel Land, CapitaLand, Phú Mỹ Hưng… luôn được quản lý với chất lượng dịch vụ cao và rất hiếm tranh chấp, xung đột quyền lợi (giữa chủ đầu tư - ban quản lý - cư dân).
Vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản không chỉ cạnh tranh, mà quan trọng hơn, đang thúc đẩy hợp tác thông qua các hình thức khác nhau, như M&A. Đây là xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Có thể kế rất nhiều ví dụ hợp tác giữa doanh nghiệp nội và doanh nghiệp ngoại trong lĩnh vực bất động sản, như Nam Long hợp tác với 2 nhà đầu tư Nhật Bản là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad, rót vốn 8.000 tỷ đồng vào Dự án Mizuki Park rộng 26 ha; SonKim Land tiếp tục huy động thành công 121 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư EXS Capital, ACA Investments và Credit Suisse AG; Phát Đạt ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư với Samty Asia Investments Pte. Ltd (Công ty con trực thuộc Samty Corporation) và một công ty phát triển bất động sản hàng đầu của Nhật Bản thông qua Quỹ Vietnam New Urban Center LP.
Theo DKRA Vietnam, trong năm 2020 và các năm tiếp theo, xu hướng hợp tác này sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
-
Giá xi măng tăng thêm 50.000 đồng/tấn từ hôm nay -
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng -
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - châu Á 2024: Đô thị thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững -
Xi măng sẽ hẹp đường xuất khẩu sang Philippines -
Thành phố thông minh - Xu thế phát triển bền vững -
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
5 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
LEPAS định nghĩa lại lĩnh vực di chuyển cao cấp tại Triển lãm ô tô Indonesia
-
UnionPay khởi động Chiến dịch Nghỉ hè toàn cầu với loạt ưu đãi du lịch độc quyền
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân