
-
Nghịch lý người giàu đi mua nhà ở xã hội
-
Thông tin về cầu Tứ Liên vượt sông Hồng vừa được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2027
-
Ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai ngay hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sỹ
-
Lợi nhuận của doanh nghiệp địa ốc phân hóa mạnh -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền sức cầu thấp, giá căn hộ không biến động -
Nhà ở xã hội: Đề án triệu căn, áp lực đang dồn vào 5 năm cuối -
Bộ Xây dựng: Hơn 101.000 lô đất nền được “chốt” trong quý I/2025
![]() |
Khả năng tiêu thụ hàng mạnh mẽ của Lideco đến từ phân khúc biệt thự. |
Tồn kho cao, doanh nghiệp vẫn lãi lớn
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên vừa được công bố, tính đến ngày 30/6, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã cổ phiếu NLG) đạt 2.362 tỷ đồng, tăng gần 11% so với quý IV/2020. Riêng quý II/2021 ghi nhận lợi nhuận sau thuế của Nam Long đạt gần 48,14 tỷ đồng.


Tuy vậy, hàng tồn kho của Nam Long trong quý II/2021 tiếp tục tăng lên, từ 13.521 tỷ đồng vào ngày 31/3, lên trên 14.000 tỷ đồng vào ngày 30/6, gấp 2,3 lần so với cuối năm 2020. Lượng tồn kho của Nam Long tăng mạnh đến từ các dự án đang trong giai đoạn sản xuất - kinh doanh dở dang và chủ yếu bao gồm các căn hộ, nhà phố và biệt thự đang xây dựng để bán và đất chờ bán.
Tương tự, Tập đoàn Đất Xanh (mã cổ phiếu: DXG) ghi nhận lợi nhuận sau thuế chưa phân phối nhảy vọt lên mức 3.181 tỷ đồng vào ngày 30/6, gấp 3,8 lần so với cuối năm 2020. Đáng kể, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Đất Xanh trong quý II/2021 lội ngược dòng khi đạt 478,69 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 467,72 tỷ đồng. Trong khi đó, hàng tồn kho của Đất Xanh tại ngày 30/6 vẫn ở mức cao, đạt 9.639 tỷ đồng, giảm gần 6% so với quý IV/2020.
“Ông lớn” bất động khác là Tập đoàn địa ốc No Va (mã cố phiếu: NVL) có giá trị hàng tồn kho trên 90.041 tỷ đồng trong quý I/2021, tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với cuối năm 2020; dự phòng giảm giá hàng tồn kho 2 tỷ đồng. Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp này chủ yếu rơi vào bất động sản để bán đang xây dựng với trị giá hơn 80.261 tỷ đồng (chiếm 89%), còn tồn kho bất động để bán đã xây dựng hoàn thành đạt 9.672 tỷ đồng (bằng 10,7%).
Trong báo cáo tài chính hợp nhất mới công bố, Công ty cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm (gọi tắt là Lideco, mã cổ phiếu: NTL) ghi nhận tồn kho hàng hóa bất động sản trong quý II/2021 “đứng vững” ở mức 62,302 tỷ đồng, chỉ giảm nhẹ so với con số 64,940 tỷ đồng hồi đầu năm. Khả năng tiêu thụ hàng mạnh mẽ của Lideco đến từ phân khúc biệt thự, nhờ đó lợi nhuận quý II tăng 9 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng 21%.
Hàng tồn nhiều, căn hộ vẫn tăng giá
Tại TP.HCM, theo thống kê của Savills, lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ căn hộ trong quý II/2021 thấp nhất trong 5 năm qua. Tổng lượng giao dịch là gần 1.400 căn, giảm 35% theo quý và 36% theo năm, trong khi tỷ lệ hấp thụ ở mức 37%, giảm 5 điểm phần trăm theo quý và 10 điểm phần trăm theo năm.
Savills cho biết, căn hộ hạng B dẫn đầu lượng giao dịch tại TP.HCM với 49% thị phần và tỷ lệ hấp thụ cao nhất phân khúc với 52%. Lượng giao dịch từ nguồn cung mới chiếm 77% tổng lượng giao dịch trên thị trường căn hộ TP.HCM trong quý II và đạt tỷ lệ hấp thụ 63%.
Trong bối cảnh đó, giá bán sơ cấp căn hộ vẫn tăng. Gần 40% dự án sơ cấp tăng giá bán lên đến 15% trong quý II/2021. Giá bán giai đoạn mới của các dự án hiện hữu cũng đạt mức tăng 10% so với giai đoạn trước.
Còn tại Hà Nội, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát đi kèm với các biện pháp giãn cách xã hội, thị trường chứng kiến rất ít dự án mới được mở bán trong quý II/2021, do hầu hết các sự kiện mở bán đều bị hoãn. Thay vào đó, chủ đầu tư tập trung “xả” hàng tồn của các dự án đang triển khai.
Tổng lượng căn hộ được bán tại Hà Nội trong quý II/2021 giảm 14,9% so với quý trước đó, tỷ lệ hấp thụ nguồn cung căn hộ mới chỉ đạt 46%. Tuy nhiên, giá chào bán sơ cấp trung bình trên thị trường trong quý này vẫn tăng 7% theo quý, lên 1.625 USD/m2 và 11% theo năm (các dự án căn hộ hạng B tăng giá mạnh nhất, đạt mức 13% theo năm).
Trong nửa đầu năm 2021, Savills Việt Nam cho biết, với một dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 6 dự án, cung cấp khoảng 1.600 căn hộ, nguồn cung mới của thị trường căn hộ Hà Nội giảm tới 60% theo quý và 74% theo năm. Đây là nguồn cung mới thấp nhất trong vòng 5 năm.
Các chuyên gia nhận định, thị trường căn hộ đang có xu hướng dịch chuyển xa trung tâm bởi nguồn cung mới hạn chế và hàng tồn kho giá cao đẩy các chủ đầu tư chuyển hướng sang các tỉnh lân cận, thay vì các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Với hạ tầng được cải thiện và thúc đẩy nhu cầu nhà ở tăng lên, các tỉnh như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang đang thu hút sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp phát triển nhà ở.
Ở phía Nam, các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai và Long An đang được hưởng lợi từ sự cải thiện hạ tầng giao thông và kết nối vùng. Trong đó, Bình Dương có tốc độ đô thị hóa cao, thị trường công nghiệp tăng trưởng nhanh và kết nối giao thông với TP.HCM tốt hơn.
Riêng với thị trường TP.HCM, hạ tầng cải thiện và tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở khu vực phía Đông (TP. Thủ Đức) và phía Nam (quận 7 và Nhà Bè) hỗ trợ cho sự phát triển nhà ở cao tầng. Các dự án hạ tầng đáng chú ý là tuyến metro số 1, cầu Thủ Thiêm 2 và 4, mở rộng đường Lê Văn Lương - ĐT826C, đường Long Hậu - ĐT826E và hầm Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ. Theo ước tính của Savills, đến năm 2024, TP. Thủ Đức sẽ chiếm 44% nguồn cung tương lai, quận 7 chiếm tỷ trọng 13% và Nhà Bè đạt 8%.
-
Dịch vụ quản lý nhà chung cư có cần đăng ký hợp đồng mẫu? -
Quy định mới về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất -
KCN Phước Đông cung ứng hơn 40.000 m2 kho xưởng ra thị trường -
Thông qua Luật Đất đai sửa đổi; Gần 100 nhà đầu tư muốn cải tạo chung cư Hà Nội; Giá thuê đất khu công nghiệp tăng -
Đà Nẵng: Không đùn đẩy trách nhiệm làm ảnh hưởng tiến độ dự án bất động sản -
Doanh nghiệp địa ốc chưa thể “thở phào” -
Thị trường bất động sản sẽ có đào thải lớn
-
Bắt hàng nghìn sản phẩm thời trang là hàng giả và gian lận xuất xứ Việt Nam
-
Phát hiện hành vi chôn lấp chất thải công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên
-
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn tại Bắc Giang
-
Quảng Ninh: Xử lý 1.084 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trị giá 12 tỷ đồng
-
CATL công bố niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hồng Kông
-
Hisense và Devialet bắt tay định nghĩa lại giải trí tại nhà
-
Meizu giới thiệu loạt điện thoại thông minh và thiết bị đeo tiên tiến
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam